7 sự thật mà bạn cần biết về ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất trên thế giới hiện nay. Tiếp xúc liên tục với không khí bị ô nhiễm gây ra rủi ro cực kỳ cao về các vấn đề sức khỏe, từ đó làm tăng tỉ lệ tử vong trên toàn thế giới. Để giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn vấn đề này, Chuyên gia không khí mời bạn khám phá 7 sự thật về ô nhiễm không khí sau đây.

1. 91% dân số thế giới đang hít thở không khí ô nhiễm mỗi ngày

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có ít nhất 9 trên 10 người trên thế giới đang sống ở những nơi có không khí bị ô nhiễm. Ô nhiễm không khí chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng, hoặc do khí thải từ các phương tiện cơ giới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. 

Ước tính có ít nhất 9 trên 10 người trên thế giới đang sống ở những nơi có không khí bị ô nhiễm

Các nước giàu và phát triển đóng góp một tỷ lệ lớn trong việc gây ra ô nhiễm không khí trên toàn thế giới do sản xuất năng lượng từ các nguồn không thể tái tạo. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho biết chỉ riêng tại Hoa Kỳ vào năm 2020 có khoảng 68 triệu tấn ô nhiễm không khí đã được thải vào bầu khí quyển.

2. Cứ 10 người thì có ít nhất 1 người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là yếu tố hàng đầu gây nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và tử vong sớm trên thế giới. Năm 2017, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra khoảng 5 triệu ca tử vong trên toàn cầu, chiếm gần 9% dân số thế giới. 

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra khoảng 5 triệu ca tử vong trên toàn cầu

Tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, hô hấp, đột quỵ, tiểu đường và ung thư phổi. Các quốc gia Đông Nam Á có xu hướng chịu tác động nặng nề từ ô nhiễm không khí ngoài trời. Số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí trong khu vực này chiếm 15% số ca tử vong trên toàn cầu trong khi các nước phát triển chỉ chiếm 2%, theo dữ liệu năm 2017. Điều này cho thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa các nước phát triển và đang phát triển.

3. Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn hơn so với HIV và tai nạn giao thông 

Ô nhiễm không khí thực sự đang cắt giảm nhiều năm tuổi thọ của hàng tỷ người trên thế giới. Theo báo cáo năm 2021 của Viện Chính sách Năng lượng tại Đại học Chicago, ở Ấn Độ, nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất hành tinh, người dân sẽ mất trung bình 5,9 năm tuổi thọ do chất lượng không khí kém. 

Người dân có thể sẽ mất trung bình 5,9 năm tuổi thọ do chất lượng không khí kém

Theo WHO, ước tính có khoảng 6,5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí vào năm 2012, chiếm 11,6% tổng số ca tử vong toàn cầu – nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại.

4. Chi phí cho ô nhiễm không khí toàn cầu chiếm 3,3% GDP của thế giới

Một báo cáo do Greenpeace Southeast Asia kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch công bố vào năm 2020 đã cho biết chi phí do ô nhiễm không khí gây ra ước tính khoảng 2,9 nghìn tỷ đô la. Nguyên nhân là do phát sinh 1,8 tỷ ngày nghỉ bởi tỷ lệ lực lượng lao động bị giảm sút và 4 triệu trường hợp mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng khiến trẻ em phải nghỉ học nhiều hơn. Bên cạnh đó, chi phí tiêu tốn cho 2 triệu ca sinh non gây ra bởi ô nhiễm không khí cũng không hề nhỏ.

Chi phí do ô nhiễm không khí gây ra ước tính khoảng gần 3 nghìn tỷ đô la

Báo cáo cũng chỉ ra tình trạng khuyết tật do các bệnh mãn tính gây ra bởi chất lượng không khí kém đã tiêu tốn của nền kinh tế thế giới 200 tỷ đô la cùng với việc nghỉ ốm gây thiệt hại 100 đô la tỷ và 90 tỷ đô la tương ứng.

5. Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí cao nhất ở các quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình

Một trong những sự thật đáng lo ngại nhất về ô nhiễm không khí là những người sống ở khu vực Châu Phi cận Sahara và Nam Á có nguy cơ tử vong do ô nhiễm không khí ngoài trời cao gấp 100 lần so với những người sống ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

Nguy cơ tử vong ở các nước thu nhập thấp cao hơn 100 lần so với các nước khác

Tỷ lệ ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm chất lượng không khí bên trong và xung quanh các tòa nhà cũng cao hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước này sử dụng nhiều nhiên liệu rắn như gỗ, chất thải cây trồng, than củi, than đá, cũng như dầu hỏa ngoài trời để nấu nướng. Khoảng 2,6 tỷ người trên thế giới sử dụng phương pháp nấu ăn này và dễ mắc bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà.

6. Cháy rừng và biến đổi khí hậu có thể gây ô nhiễm không khí trầm trọng

Các sự kiện thời tiết cực đoan và cháy rừng đã trở nên thường xuyên và dữ dội hơn do hậu quả của biến đổi khí hậu. Khi các mùa hạn hán kéo dài hơn, cũng như tỷ lệ phá rừng ngày càng tăng do hoạt động phát triển nông nghiệp, thì nguy cơ cháy rừng cũng tăng theo.

Các vụ cháy rừng quy mô lớn giải phóng khí thải carbon, khói bụi và các chất ô nhiễm vào không khí và chúng có thể lan rộng trên khắp các quốc gia và khu vực. Vào tháng 7 năm 2021, đợt nắng nóng và cháy rừng chưa từng có ở các khu vực phía Tây của Hoa Kỳ và Canada đã khiến các thành phố ở Bờ Đông bao gồm cả New York chìm trong khói và không khí ô nhiễm. 

Một vụ cháy rừng gây ô nhiễm không khí trầm trọng

Tương tự, Siberia đã trải qua một trong những trận cháy rừng tồi tệ nhất trong cùng thời kỳ khi khói bụi đạt mức cao nguy hiểm, buộc hơn 280.000 cư dân phải nghỉ làm ở nhà.

7. Khoảng 11 triệu ô tô được thiết kế để gian lận trong các bài kiểm tra ô nhiễm không khí 

Từ lâu, người ta đã biết rằng ô tô chạy bằng động cơ diesel gây ô nhiễm trong thực tế hơn nhiều so với các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Một nghiên cứu năm 2016 của Department for Transport đã xác nhận rằng tất cả các xe ô tô chạy bằng động cơ diesel được thử nghiệm đều gây ô nhiễm trên thực tế hơn trong phòng thí nghiệm. 

Khoảng 11 triệu ô tô được thiết kế để gian lận trong các bài kiểm tra ô nhiễm không khí

Vào năm 2015, nhà sản xuất ô tô Volkswagen đã bị bắt quả tang sử dụng các chương trình phần mềm để gian lận các bài kiểm tra khí thải. 

Cuối cùng, Volkswagen thừa nhận đã lắp phần mềm này cho hàng triệu xe chạy bằng động cơ diesel của mình. Về cơ bản, chúng được lập trình để thải ra ít chất thải hơn trong phòng thí nghiệm so với thực tế.

Trên đây là 7 sự thật đáng kinh ngạc liên quan đến ô nhiễm không khí. Cuộc sống hiện đại càng phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí càng trở nên trầm trọng. Mỗi chúng ta cần cố gắng giảm thiểu sử dụng các tác nhân gây ra ô nhiễm không khí cũng như tìm kiếm các giải pháp bảo vệ sức khoẻ trước tác hại của ô nhiễm không khí

Nguồn tham khảo:

1. https://earth.org/10-facts-about-air-pollution/

2. https://friendsoftheearth.uk/climate/20-shocking-facts-about-air-pollution

Mời bạn tìm hiểu và cập nhật các thông tin về Không khí tại đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top