Có lẽ mọi người ai cũng ý thức được rằng khí thải phương tiện giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng ít ai để ý rằng, những khí thải ra từ phương tiện giao thông gồm những gì và nó gây nguy hiểm thế nào đến sức khỏe con người. Hãy cùng chúng tôi làm rõ điều này trong bài viết dưới đây.
Khí thải phương tiện giao thông bao gồm những khí gì?
Trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị thì khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu. Trong đó, các loại phương tiện giao thông thì xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất đồng thời cũng là nguồn phát thải chất gây ô nhiễm chưa phương tiện nào vượt qua được.
Lý giải căn nguyên của vấn đề trên, theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi và đốt cháy nhiên liệu còn dẫn tới phát sinh nhiều loại khí độc như: VOCs, Benzen, Toluen…
Khí thải phương tiện giao thông bao gồm CO, NO, Diesel và Chì
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, ô tô, xe máy bao gồm nhiều chủng loại, có nhiều xe qua nhiều năm sử dụng và không thường xuyên bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại và bụi trong khí thải phương tiện giao thông cao. Xe máy hiện vẫn là nguồn đóng góp chính các loại khí ô nhiễm, đặc biệt đối với các khí thải như CO và VOCs. Trong khi đó, các loại xe tải và xe khách lại thải nhiều khí NO2, SO2.
Quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi Carbon. Nguồn bụi này thường tồn đọng trên đường, hoặc bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy cũng được xem là tác nhân từ khí thải phương tiện giao thông.
Khí thải phương tiện giao thông ảnh hưởng thế nào đến con người?
Khí thải phương tiện giao thông nhìn chung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Đặc biệt, mỗi loại khí thải phương tiện giao thông lại gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau.
- Carbon Monoxide (CO):
Rất nhiều nghiên cứu trên con người và động vật chứng tỏ rằng những người yếu tim sẽ bị tăng thêm căng thẳng khi lượng CO trong máu vượt quá mức. Đặc biệt các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy khi tiếp xúc với CO ở mức cao thì những người hay bị đau thắt ngực sẽ tăng thời gian đau. Những người khoẻ mạnh cũng bị ảnh hưởng, nhưng chỉ khi tiếp xúc với CO cao sẽ dẫn đến khả năng suy giảm thị lực, năng lực làm việc, sự khéo léo, khả năng học tập và hiệu suất công việc.
Carbon Monoxide (CO) không màu, không mùi và luôn tồn tại
- Nito Monoxide (NO):
Dioxide Nito (NO2) gắn liền với việc gia tăng ô nhiễm đường hô hấp, làm nghẽn thở ở người mắc bệnh hen, và giảm chức năng của phổi. Đối với trẻ em, người ta chỉ ra rằng chỉ tiếp xúc với NO2 trong thời gian ngắn cũng dẫn đến một loạt các vấn đề đường hô hấp; chủ yếu là ho, chảy nước mũi và đau họng.
- Khí thải Diesel:
Trên cơ sở mối quan hệ giữa ung thư phổi và tiếp xúc với bụi hạt Diesel ở một nhóm công nhân nhất định do nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã kết luận rằng bụi hạt từ Diesel là chất có khả năng gây ung thư cho con người. Khoảng 30 nghiên cứu dịch tễ trên từng cá nhân cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số những người được phân tích và tùy trường hợp. Kết quả phân tích tổng hợp các nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy rằng nguy cơ ung thư phổi tăng từ 33 – 47%.
Diesel là một loại khí thải phương tiện giao thông gây nguy hiểm cho sức khỏe
- Chì:
Trong suốt một thế kỷ qua, một loạt các nghiên cứu về lâm sàng, dịch tễ và các độc tố đã xác định bản chất của độc tố chì, và nhận ra rằng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trầm trọng nhất. Tóm lại, chì có ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể người, nhất là ảnh hưởng đến phát triển hệ thần kinh.
Các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng từ khí thải phương tiện giao thông
1. Cập nhập tin tức về tình hình không khí mỗi ngày: Nếu chất lượng không khí quá tệ và không có việc gì quá quan trọng, hãy ở yên tại nhà để hạn chế những ảnh hưởng độc hại từ khí thải phương tiện giao thông.
Hãy đeo khẩu trang để phòng ngừa khí thải phương tiện giao thông xâm nhập qua đường hô hấp
2. Đeo khẩu trang: Luôn đeo khẩu trang khi tham gia giao thông hay đi ở ngoài đường. Khẩu trang N95 và N99 được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị nên sử dụng ở các thành phố bị ô nhiễm không khí và nhiều khí thải phương tiện giao thông. N95 là loại khẩu trang này lọc được 95% các loại bụi có trong không khí kể cả bụi siêu mịn. N99 lọc được 99% các vật chất có trong không khí, ngăn cản được gần như tuyệt đối các loại vi khuẩn, virus.
3. Tắt máy khi dừng đèn đỏ: Khi tắt máy, lượng khí thải phương tiện giao thông như CO sẽ giảm 2,3 lần, khí CO2 giảm 4 lần so với khi để chế độ chạy không tải. Từ đó lượng xăng tiết kiệm được tới 5,5 lần.
Hãy tắt máy khi dừng đèn đỏ để giảm thiểu sự sản sinh khí thải phương tiện giao thông
4. Sống xa các khu vực có mật độ phương tiện đông: Nên sống cách xa nơi tập trung đông xe cộ khoảng 3km để đảm bảo bạn không phải hít khí thải phương tiện giao thông mỗi ngày.
Khí thải phương tiện giao thông dường như là một phần trong cuộc sống mà ta khó tránh khỏi, nhất là khi sống tại những thành phố lớn. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách hạn chế hô hấp những luồng khí độc hại này vào cơ thể, cũng như dặn dò người thân về các tác hại của khí thải giao thông, khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn.
Nguồn tham khảo:
Tác hại của khí thải phương tiện giao thông tới sức khoẻ và môi trường
Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về không khí tại đây.