Bạn có biết ô nhiễm không khí trong nhà đến từ những nguồn nào?

Theo cảnh báo từ Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), “không khí trong nhà ô nhiếm gấp 2-5 lần không khí ngoài trời”. Vậy bạn đã thực sự biết về mức độ ô nhiễm không khí trong nhà mình? Đâu là những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong nhà? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Ô nhiễm không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần tự nhiên vốn có trong không khí bằng các hợp chất, tác nhân, bụi bẩn gây bệnh. Đối với ô nhiễm không khí trong nhà, thường xảy ra khi có sự xâm chiếm của các tác nhân vi sinh vật, tác nhân gây dị ứng, bụi mịn trong nhà…với hàm lượng đáng kể.

Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mỗi người, gây cản trở hô hấp, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang. Việc tiếp xúc với nhiều chất như benzen, toluene, formaldehyd, acrolein, nicotine, amiăng… làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư. 

Đối với trẻ nhỏ, ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển, dễ gây dị ứng và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trẻ nhỏ, làm giảm sức đề kháng, bé kém phát triển và dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.

Ô nhiễm không khí trong nhà từ đâu?

Ẩm ướt và nấm mốc

Nấm mốc là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà. Nấm mốc trong tự nhiên thường xuất hiện trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt. Nấm mốc thường có màu trắng, xám, xanh lá cây, xanh ô liu hay màu đen hoặc xanh lá cây đậm. Khi tiếp xúc gần hoặc hít vào các bào tử nấm mốc có thể gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dị ứng, nhiễm trùng, hen suyễn và đặc biệt dễ gây kích ứng ở trẻ nhỏ. 

Nấm mốc xuất hiện nhiều gây ô nhiễm không khí trong nhà 

Sơn tường, vecni trên đồ gia dụng, nội thất

Các chất có trong sơn tường, vecni, các loại chất tạo màu, sơn nhũ,.. dễ dàng dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà. Ngoài sơn tường, các dụng cụ sử dụng trong gia đình bằng gỗ, mây, tre, cói… thường được phủ sơn, véc ni. Trong sơn tồn tại hợp chất VOC, còn được gọi là Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, hợp chất này là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà bạn. Khi hít phải mùi sơn, vecni có nguy cơ dẫn đến có nguy cơ bị hen suyễn, rối loạn sinh lý, thậm chí gây ung thư.

Sơn chứa các chất ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí trong nhà 

Bụi bẩn từ các đồ dùng trong gia đình 

Ô nhiễm không khí trong nhà xuất phát từ việc vệ sinh hàng ngày những dụng cụ trong gia đình. Ngoài những bề mặt thường xuyên vệ sinh và trực tiếp nhìn thấy, bụi bẩn còn xuất hiện thường xuyên ở thảm lau nhà, thảm chùi chân, các thiết bị công nghệ, máy tính, điều hòa, máy giặt,.. Đặc biệt, thảm lau nhà được làm bằng chất liệu nhân tạo cũng có thể chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) bao gồm toluene, formaldehyd và benzene. Theo các nhà khoa học, đây là những tác nhân dẫn đến ung thư và dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng.

Các dụng cụ trong gia đình chứa nhiều bụi bẩn dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà 

Hóa chất tẩy rửa trong nhà

Chất tẩy rửa, chất hóa học làm tăng mức độ ô nhiễm không khí trong nhà bạn. Theo Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) ghi nhận, trong số 85.000 chất hóa học được sử dụng thường ngày thì chỉ có khoảng 7% sản phẩm là an toàn với sức khỏe con người. Trong hóa chất tẩy rửa chứa hợp chất VOC làm bay hơi nhanh và các hóa chất khử mùi, tạo mùi thơm. Việc lạm dụng chất tẩy rửa hóa học không chỉ gây ô nhiễm không khí trong nhà mà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe có nguy cơ dẫn đến các bệnh hô hấp và ung thư.

Các chất tẩy rửa chứa nhiều thành phần hóa học gây hại cho môi trường 

Khói thuốc lá

Khói thuốc cũng là  nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà trở nên đáng báo động. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), thuốc thuốc lá chứa hơn 7.000 độc chất hóa học, trong đó hơn 70 chất gây ra ung thư – là mối đe dọa với môi trường đặc biệt là không khí và sức khỏe con người.

Đặc biệt, trong căn nhà bạn, khói thuốc lá ám vào các vật dụng đồ dùng như thảm lau nhà, quần áo, rèm cửa,..dễ dàng gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi hít phải khói thuốc lá, người hít phải có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn cả người sử dụng vì trong thuốc lá chứa Nicotine (hợp chất gây ung thư nổi tiếng).

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm không khí trong nhà 

Nến, sáp thơm, xịt phòng 

Ô nhiễm không khí trong nhà còn xảy ra khi chúng ta sử dụng các chất tạo mùi. Trong nến, sáp thơm, xịt phòng có chứa glycol ether gốc ethylene – một hóa chất độc hại góp phần làm phát triển ung thư, giảm thị lực, thính giác và gây tổn thương hệ thần kinh. Không chỉ vậy thành phần này còn chứa trong các dụng cụ làm mát, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta khi hít vào.

Nến, xịt thơm làm tăng tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà 

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà bạn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy ô nhiễm không khí trong nhà thường đến từ việc sinh hoạt và các hóa chất sử dụng hàng ngày. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn.

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

Nguồn tham khảo: 

[1] World Health Organization. (2018, May 8). Household Air Pollution and Health. Who.int; World Health Organization: WHO. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/household-air-pollution-and-health

[2] Roser, M., & Ritchie, H. (2014, November). Indoor Air Pollution. Our World in Data. https://ourworldindata.org/indoor-air-pollution

[3] US EPA, OAR. (2019, January 18). Introduction to Indoor Air Quality | US EPA. US EPA. https://www.epa.gov/indoor-air-quality-iaq/introduction-indoor-air-quality

[4] Agency, E. P. (n.d.). Environment & Health. Www.epa.ie. Retrieved April 17, 2023, from https://www.epa.ie/publications/research/environment–health/indoor-air-pollution-and-health-.php

[5] US EPA,OAR. “The inside Story: A Guide to Indoor Air Quality | US EPA.” US EPA, 28 Aug. 2014, www.epa.gov/indoor-air-quality-iaq/inside-story-guide-indoor-air-quality.

[6] Urbina, Ian. “Think Those Chemicals Have Been Tested?” The New York Times, 13 Apr. 2013, www.nytimes.com/2013/04/14/sunday-review/think-those-chemicals-have-been-tested.html.

[7] CDC. “What Are the Risk Factors for Lung Cancer? | CDC.” Www.cdc.gov, 23 Sept. 2020, www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/risk_factors.htm#:~:text=Tobacco%20smoke%20is%20a%20toxic.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top