Bạn có biết nơi có chất lượng không khí tệ nhất trong nhà của bạn?

Nhiều người trong số chúng ta đều lầm tưởng rằng, chất lượng không khí trong nhà an toàn hơn chất lượng không khí ngoài trời. Thế nhưng, nơi an toàn nhất có thể lại là nơi nguy hiểm nhất. Có rất nhiều báo cáo và nghiên cứu đã chỉ ra mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của chất lượng không khí trong nhà và thậm chí còn tệ hơn 2 – 5 lần chất lượng không khí bên ngoài (theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ). Vậy nơi nào không gian sống có chất lượng không khí tồi tệ nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thực trạng chất lượng không khí trong nhà

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có đến 3.8 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà đến từ hoạt động đun nấu. Trong đó có:

27% tỉ lệ tử vọng vì viêm phổi; 

18% tỉ lệ tử vọng vì đột quỵ; 

27% tỉ lệ tử vọng vì bệnh tim thiếu máu cục bộ; 

20% tỉ lệ tử vọng vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và 

8% tỉ lệ tử vong vì ung thư phổi.

Đây là một con số báo động về thực trạng việc chúng ta kiểm soát chất lượng không khí trong không gian sống chưa tốt trong mỗi hộ gia đình.

Chất lượng không khí trong nhà tệ gấp nhiều lần ngoài trời

Hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch, xã hội chuyển hướng sang làm việc tại nhà là chủ yếu vì thế nên thời gian tiếp xúc môi trường trong không gian kín lại càng nhiều hơn, do đó chất lượng không khí trong nhà càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Vi sinh vật, Khí độc và Bụi siêu mịn – tác nhân ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất

Đâu là nơi có chất lượng không khí tệ nhất trong nhà của bạn?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong nhà như vi sinh vật từ chăn ga gối đệm trong phòng ngủ, ẩm mốc từ phòng vệ sinh hay bụi từ các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nơi được cho là tích tụ nhiều nhóm ô nhiễm nguy hiểm nhất (vi sinh vật, khí độc, bụi siêu mịn) lại là căn bếp của chúng ta.

Trong bếp, các vi sinh vật có thể xuất hiện ở những nơi như bồn rửa bát, giẻ rửa bát, nấm mốc ở các cánh tủ hay đồ ăn thừa. Các loại vi sinh vật này sẽ gây ra các bệnh lây truyền như cúm, sởi; hen suyễn, dị ứng, viêm mũi, viêm phế nang, sốt Q, bệnh tiêu hoá, kích thích bệnh hô hấp.

Giẻ rửa bát là nơi tích tụ nhiều vi sinh vật gây bệnh

Việc sử dụng các phương thức nấu ăn khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khí độc và bụi mịn. Theo nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, các phương thức chiên/rán/xào/nướng đặc biệt nguy hiểm, trong đó, nướng có thể là phương thức độc hại nhất vì khi nướng nhiệt độ có thể lên đến rất cao khiến nồng độ bụi mịn được sản sinh ra nhiều hơn.

Bếp gas sản sinh nhiều khí độc vào không khí

Ngoài ra, khi sử dụng bếp, các quá trình gia nhiệt khác nhau mà bạn sử dụng trong khi nấu nướng sẽ tạo ra các khí thải khác nhau trong không khí. Khi sử dụng các loại bếp như bếp ga, bếp than sẽ sản sinh ra những chất khí và hạt vật chất (PM) gây hại cho sức khỏe của bạn.

Điều này có nghĩa là bạn, gia đình và vật nuôi của bạn có thể tiếp xúc với nồng độ nitơ dioxide (NO2), formaldehyde và carbon monoxide (CO) vượt quá tiêu chuẩn cho phép – những chất mà khi ở nồng độ đủ cao sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, hen suyễn hay chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mất phương hướng và cuối cùng là tử vong.

Các giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà bếp

Chuyển từ nấu ăn bằng bếp gas sang bếp điện

Nấu ăn bằng bếp điện sẽ giải phóng các chất ô nhiễm và khí độc ít hơn rất nhiều so với sử dụng bếp gas. Hãy tìm hiểu công nghệ bếp từ trường hoặc hồng ngoại để nấu ăn. Điều này cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn nhiệt độ nấu nướng của mình, hơn nữa, bề mặt bếp rất dễ dàng vệ sinh và ít có khả năng gây bỏng hơn bếp gas.

Bếp điện sẽ làm giảm nguy cơ ô nhiễm không khí

Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp trong nhà bếp của bạn

Với hệ thống thông gió thích hợp, các chất ô nhiễm thải ra qua quá trình nấu nướng sẽ nhanh chóng được đào thải ra khỏi nhà của bạn. Các phương pháp bao gồm hệ thống thông gió và máy hút mùi với đường dẫn trực tiếp ra ngoài trời. Nếu bạn không có máy hút mùi hoặc hệ thống thông gió cơ học, hãy mở nhiều cửa sổ trong khi nấu ăn để không khí ô nhiễm thoát ra khỏi nhà.

Hệ thống thông gió và máy hút mùi sẽ làm giảm nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà bếp

Sử dụng máy lọc không khí

Ngay cả khi bạn không nấu ăn, các chất ô nhiễm ngoài trời có thể xâm nhập vào nhà và tác động tiêu cực đến chất lượng không khí trong nhà của bạn. Sử dụng công nghệ lọc không khí hiện đại trong nhà chỉ có thể mang lại lợi ích.

Một số máy lọc không khí sử dụng công nghệ HEPA có thể loại bỏ khí, mùi và chất ô nhiễm có kích thước nhỏ 0.3 µm với hiệu quả tới 99.97%. Tuy nhiên, vào năm 2016 thương hiệu máy lọc không khí Intellipure thuộc tập đoàn Healthway (Hoa Kỳ) đã ra mắt công nghệ lọc DFS có thể loại bỏ 99.99% vi sinh vật, khí độc và bụi mịn đến 0.002 µm – mở ra cuộc cách mạng cho ngành lọc không khí thế giới.

Xem thêm: 5 lý do cần trang bị máy lọc không khí Intellipure cho không gian sống của bạn

Máy lọc không khí Intellipure Chemical giải quyết hoàn toàn vấn đề về không khí trong bếp

Intellipure Chemical là dòng máy lọc không khí (khí độc chuyên sâu) của thương hiệu Intellipure. Ngoài khả năng loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật và bụi siêu mịn, dòng máy này còn được trang bị thêm tấm lọc khí độc chuyên sâu và đèn PO để loại bỏ hoàn toàn các loại khí độc, giải quyết hoàn toàn các vấn đề về không khí trong nhà bếp.

Nấu ăn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, chính vì vậy, đảm cho căn bếp luôn là một nơi thoáng khí và an toàn là một việc vô cùng quan trọng. Việc kiểm soát và loại bỏ các nguồn ô nhiễm không khí trong căn bếp là giải pháp cần thiết cho không gian nấu nướng của bạn.

Tìm hiểu và cập nhật thông tin mới nhất về không khí tại đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top