7 vật dụng quen thuộc gây ô nhiễm không khí mà bạn chưa biết

Ô nhiễm không khí hiện nay đang ở mức báo động nghiêm trọng. Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho thấy gần như toàn bộ dân số toàn cầu (99%) hít thở không khí vượt quá giới hạn cho phép và chứa hàm lượng chất gây ô nhiễm cao. Liệu những đồ dùng thường xuyên xung quanh ta có gây ra tình trạng ô nhiễm? Hãy cùng điểm mặt 7 vật dụng quen thuộc gây ra ô nhiễm không khí mà bạn chưa biết.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí chủ yếu là do khói bụi, hóa chất và khí đốt. Ô nhiễm không khí gây ra biến đổi khí hậu, làm thay đổi môi trường tự nhiên, gây bệnh cho người, động vật, thực vật và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của mọi người.

Các tác nhân gây đến ô nhiễm không khí bao gồm khói bụi các phương tiện giao thông, chất thải từ các nhà máy công nghiệp, cháy rừng và hoạt động đun nấu từ các thiết bị đốt trong gia đình. Các vật chất dạng hạt và các loại khí như: carbon monoxide, ozone, nitrogen dioxide và sulfur dioxide từ các hoạt động trên khiến không khí bị thay đổi những thành phần tự nhiên.

Ô nhiễm không khí gây ra các vấn đề về đường hô hấp và các căn bệnh nguy hiểm khác, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca.

Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay 

WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Việt Nam là quốc gia xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê của Iqair, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo.

Theo báo Fox News, 80% các thành phố lớn trên thế giới không đáp ứng tiêu chuẩn chỉ số không khí theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đặc biệt đối với những nước nghèo và chậm phát triển, điều kiện sống thấp, ô nhiễm không khí càng diễn ra phức tạp và chỉ số ô nhiễm chất lượng không khí rất cao.

7 vật dụng quen thuộc gây ô nhiễm không khí mà bạn chưa biết

Ô nhiễm không khí là vấn đề toàn cầu và xuất hiện hầu hết ở tất cả các khu vực. Thế nhưng chúng ta liệu đã đang phòng tránh, giảm thiểu tình trạng này đúng cách? Liệu rằng những vật dụng ta sử dụng hàng ngày đã giúp bảo vệ môi trường? Dưới đây là 7 vật dụng quen thuộc gây ô nhiễm không khí mà có thể bạn chưa biết.

1. Nội thất bằng gỗ ép 

Nội thất bằng gỗ ép chứa chất độc hại formaldehyde – đây là “kẻ tàn phá” chất lượng không khí. Theo WHO, formaldehyde được xếp vào nhóm khí hại có khả năng gây ung thư rất cao. Khi sản xuất ra nội thất bằng gỗ ép, các xưởng sản xuất đã dùng một loại keo dán nhựa chứa urea – formaldehyde (chất thải ra formaldehyde) để dính những miếng gỗ ép lại với nhau. 

Trong điều kiện nhiệt độ cao, môi trường nóng, formaldehyde sẽ bị phát tán ra bên ngoài làm ô nhiễm không khí, gây ra các bệnh về phổi, hô hấp hen suyễn, các bệnh ngoài da, thậm chí là ung thư, thậm chí là dị tật thai nhi đối với phụ nữ đang mang thai.

Nội thất gỗ ép chứa chất độc hại formaldehyde

2. Đồ dùng bằng nhựa 

Những hộp đựng đồ ăn bằng nhựa tưởng chừng rất tiết kiệm, hợp lý, phục vụ nhu cầu mọi người nhưng nó là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Những sản phẩm bằng nhựa thường chứa Bisphenol A (BPA), đây là một hóa chất công nghiệp phổ biến được sử dụng để sản xuất nhựa polycarbonate và epoxy resin. 

BPA thường được sử dụng trong các sản phẩm nhựa gia dụng, bình nước, đồ hộp, bao bì thực phẩm, thiết bị y tế, đồ chơi trẻ em, núm vú giả, bình sữa trẻ em và nhiều sản phẩm khác. Khi bạn thường xuyên sử dụng chúng trong lò vi sóng, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc đơn giản chỉ cần để chúng trong môi trường nhiệt độ cao thì BPA rất dễ được giải phóng, gây ô nhiễm cho thực phẩm và môi trường không khí, nguy hại đến sức khỏe. 

Những hộp nhựa đựng đồ ăn chứa BPA gây ô nhiễm không khí 

3. Nhang muỗi hóa học

Sử dụng nhang muỗi là một trong những cách diệt muỗi trong nhà, đem lại hiệu quả ngay lập tức nhưng lại gây ô nhiễm không khí. Nhang muỗi được tạo ra bởi những thành phần hóa học và khí đốt sản sinh ra khói PM2.5 có chứa các hạt bụi mịn có đường kính 2,5 μm hoặc nhỏ hơn. 

Lượng khói này sinh ra tương đương khói của 75 đến 137 điếu thuốc lá. Ngoài ra, mức thải Formaldehyde (một loại khí độc) của hương muỗi hóa học tương đương với 51 điếu thuốc đang cháy. Ô nhiễm không khí trong nhà đang trở nên báo động trong đó formaldehyde đang là nguyên nhân chính. Khi tiếp xúc lâu ngày với nhang muỗi bạn có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc hoặc dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, thậm chí là ung thư phổi.

Nhang muỗi tạo ra Formaldehyde gây ô nhiễm không khí 

4. Pin, bình xịt hết hạn sử dụng 

Pin, bình xịt, thùng sơn, thùng đựng dầu,.. những vật dụng này có thể giải phóng ra các chất độc hại như methanal, benzen,..làm ô nhiễm không khí trong nhà và đe dọa sức khỏe. Bạn nên hạn chế các sản phẩm dùng chạy bằng pin để đảm bảo môi trường xung quanh. Đồng thời, bạn cần phải xử lý những sản phẩm hết hạn hoặc đã dùng hết như pin, thùng đựng nhiên vật liệu, hóa chất, các rác thải độc hại này để giữ môi trường trong lành.

Riêng đối với pin, bạn không nên chôn, vứt bừa bãi, hay đốt chúng bởi rất nguy hiểm cho con người và môi trường. Bạn nên đi đến nơi thu gom pin gần nhất để xử lý pin đã hết hạn bởi 1 cục pin vứt bừa bãi sẽ làm ô nhiễm 500 lít nước và 1M khối đất trong vòng 50 năm. 

Xử lý pin hết hạn đúng cách để bảo vệ môi trường không khí 

5. Các chất tạo mùi hóa học 

Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, có khoảng 4.000 hóa chất hiện đang được sử dụng để tạo mùi hương cho sản phẩm, đây chính là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí xung quanh bạn. 

Các chất tạo mùi tạo ra các chất ô nhiễm như formaldehyde, acetaldehyde và các gốc tự do, tất cả đều được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) phân loại là độc hại hoặc nguy hiểm. Việc sử dụng các chất tạo mùi gây ra ô nhiễm không khí trong chính ngôi nhà bạn. Hóa chất khử mùi này có chứa các thành phần như terpen và ether glycol gốc ethylene. Ether glycol gốc ethylene là một hóa chất độc hại, còn terpen sẽ trở thành hóa chất độc hại nếu như được tiếp xúc với ozone trong không khí. 

Chất tạo mùi đe dọa chất lượng không khí và sức khỏe bạn, có thể gây cảm giác dễ chịu nhưng nó lại làm giảm tình trạng sức khỏe gây ra những bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh ngoài da. Bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng các chất tạo mùi hóa học và ưu tiên sử dụng các chất tạo mùi từ thiên nhiên.

Sử dụng chất tạo mùi làm giảm chất lượng không khí, tăng khả năng mắc bệnh ở người 

6. Băng phiến

Băng phiến hay còn gọi là long não là một chất rắn được sử dụng chủ yếu với mục đích khử mùi hôi, xua đuổi côn trùng như ruồi, muỗi, gián và chuột nhưng nó làm ô nhiễm không khí nơi bạn ở. 

Hiện nay, ở các nước đang phát triển, băng phiến được sử dụng nhiều do giá thành rẻ, dễ sản xuất hơn. Nhưng riêng ở Mỹ và châu Âu, loại này rất ít được sử dụng vì độc tính cao. Băng phiến được sản xuất từ hóa chất có tên naphtalen lấy từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Bởi vậy băng phiến có thể gây ngộ độc cấp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi nếu hít phải quá nhiều. Đặc biệt băng phiến còn gây vỡ hồng cầu, gây thiếu máu mãn tính làm mệt mỏi, cáu gắt, hay chóng mặt, làm việc kém, trẻ em thì chậm lớn. 

Việc sử dụng băng phiến khiến môi trường không khí ô nhiễm, gia tăng tỷ lệ bệnh liên quan đến hồng cầu và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mọi người như: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, tiểu sậm màu, nhức đầu, bồn chồn, kích động, lú lẫn, co giật rồi hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Băng phiến/ long não nguy hiểm với trẻ nhỏ khi hít vào 

7. Mỹ phẩm 

Mỹ phẩm chứa nhiều chất hóa học trong đó có VOC – gây tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. VOC là một loạt các hợp chất chứa carbon và rất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Rất nhiều trong số đó là các hợp chất cực kỳ nguy hại như formaldehyde, benzen, toluen, Etylbenzen, xylenes…

 Sử dụng mỹ phẩm chứa VOC không chỉ làm giảm chất lượng không khí mà còn tác hại tiêu cực đối với sức khỏe con người. VOC có thể gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, kích ứng mũi, họng, kích ứng phổi hoặc tiếp xúc lâu hơn có thể dẫn tới tổn thương gan, thận, phổi và hệ thần kinh trung ương. Hạn chế sử dụng những mỹ phẩm hóa học, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tự nhiên để bảo vệ, nâng cao chất lượng sống của bạn.

Mỹ phẩm chứa nhiều chất bay hơi VOC gây hại cho cơ thể và môi trường 

Những vật dụng sử dụng hàng ngày có thể ẩn chứa nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và sức khoẻ của chính bạn. Việc ưu tiên sử dụng những sản phẩm thành phần tự nhiên, hạn chế chất hóa giúp bạn bảo vệ một môi trường tự nhiên trong lành, thư giãn.

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[2] World Health Organization. “Air Pollution.” Who.int, World Health Organization: WHO, 2023, www.who.int/health-topics/air-pollution#tab=tab_1.

[2] June 22, and 2021 Jillian Mackenzie Jeff Turrentine. “Air Pollution: Everything You Need to Know.” NRDC, 22 June 2021, www.nrdc.org/stories/air-pollution-everything-you-need-know#whatis.

[3] Wikipedia Contributors. “Air Pollution.” Wikipedia, Wikimedia Foundation, 6 Jan. 2019, en.wikipedia.org/wiki/Air_pollution.

[4] US EPA. “What Are Volatile Organic Compounds (VOCs)? | US EPA.” US EPA, 19 Feb. 2019, www.epa.gov/indoor-air-quality-iaq/what-are-volatile-organic-compounds-vocs.

[5] “Plastic Pollution: Harmful Chemicals in Our Plastics.” UNEP, 9 June 2022, www.unep.org/news-and-stories/video/plastic-pollution-harmful-chemicals-our-plastics#:~:text=The%20harmful%20chemicals%20released%20from.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top