Khói xe ngoài đường có gây ô nhiễm không khí trong nhà không?

Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA), ô nhiễm không khí trong nhà nhiều gấp 2 – 5 lần so với ô nhiễm không khí ngoài trời. Vậy liệu những yếu tố bên ngoài có tác động khiến ô nhiễm trong nhà trở nên tồi tệ? Khói xe ngoài đường có phải là một trong số những nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí trong nhà trở nên báo động?

Ô nhiễm không khí là gì? 

Ô nhiễm không khí là hiện tượng các thành phần tự nhiên trong không khí bị thay đổi. Thông thường không khí thường bị sự tác động của khói bụi, chất đốt công nghiệp, việc xả rác thải, các chất hóa học,..làm không khí trở nên ô nhiễm và gây ra những vấn đề về sức khỏe đặc biệt là bệnh về hô hấp.

Ô nhiễm không khí trong nhà cũng là tình trạng không khí trong gia đình phần lớn bị thay thế bởi những bụi bẩn, khí gas và thành phần hóa học độc hại. Nghiên cứu khác chỉ ra rằng mọi người dành khoảng 90% thời gian trong nhà. Do đó, đối với nhiều người, rủi ro đối với sức khỏe do tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà có thể lớn hơn rủi ro do ô nhiễm ngoài trời.

Theo dữ liệu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân gây ra khoảng 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2020, trong đó có hơn 237.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà dẫn đến các bệnh không lây nhiễm bao gồm đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và ung thư phổi (WHO). 

Tình trạng ô nhiễm không khí ngoài đường do khói bụi hiện nay 

Tại sao khói xe ngoài đường gây ô nhiễm không khí trong nhà? 

Ô nhiễm là nguyên nhân gây ra khoảng 9 triệu ca tử vong sớm trong đó ô nhiễm không khí gây ra khoảng 6.7 triệu ca tử vong vào năm 2019. Khói bụi ngoài đường là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí. Vậy tại sao khói bụi ngoài đường lại tác động đến không khí trong nhà? 

Khói bụi ngoài đường xâm chiếm trực tiếp không khí trong nhà

Khói bụi ngoài đường dễ dàng tấn công không khí trong nhà bạn bất cứ lúc nào, đặc biệt đối với những ngôi nhà sát mặt đường. Khói bụi ngoài đường rất độc hại bởi được tích hợp bởi khói bụi phương tiện giao thông, khói bụi chất hóa học, khói bụi do công nghiệp,.. Đồng thời quá trình sinh hoạt hoặc xử lý rác thải cũng khiến chất lượng bụi bẩn ngoài đường nhiễm nhiều hóa chất độc hại.

Đối với những ngôi nhà sát mặt đường, quá trình khói bụi xâm chiếm gây ô nhiễm không khí trong nhà gia tăng là rất nhanh. Đây là nơi tiếp xúc gần nhất với khói bụi ngoài đường, bạn khó có thể kiểm soát việc khói bụi có thể tác động vào ngôi nhà bạn. Ngay cả khi hạn chế mở cửa, khói bụi vẫn có thể tiếp xúc trực tiếp thông qua những khe hở thoát khí như khe hở của cửa.

Đặc biệt việc thường xuyên mở cửa tạo điều kiện bụi bẩn ngoài đường tiếp xúc với ngôi nhà và tăng tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà. Đó là lý do trung bình một năm có tới 3.2 triệu người tử vong sớm bởi ô nhiễm không khí trong nhà gây ra (WHO). 

Nhà sát mặt đường dễ bị tiếp xúc bởi khói bụi 

Ô nhiễm không khí trong nhà có sự tham gia của khói bụi ngoài đường bởi những tác động tự nhiên như gió, bão, mưa,.. Gió khiến bụi bẩn, các chất độc hại ngoài đường lan truyền qua các vùng lân cận và tiếp xúc vào không gian ngôi nhà bạn. Gió đưa những khói bụi ngoài đường xâm chiếm ngôi nhà bạn ngay cả khi bạn đóng cửa chặt thì không gian xung quanh bạn cũng đã bị nhiễm những chất bụi bặm gây ô nhiễm.

Trong 3.2 triệu ca tử vong vì ô nhiễm trong nhà mỗi năm có đến 32% là do bệnh tim thiếu máu cục bộ, 23% do đột quỵ, 21% do nhiễm trùng đường hô hấp, 19% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và 6% cuối là là ung ung thư phổi. Gần một nửa số ca tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ em dưới 5 tuổi là do hít phải các hạt vật chất độc hại từ ô nhiễm không khí trong nhà (WHO).

Khói bụi ngoài đường gián tiếp bám vào quần áo, giày dép gây ô nhiễm không khí trong nhà 

Thay vì tác động trực tiếp vào ngôi nhà, khói bụi cũng có thể tác động gián tiếp bằng cách bám vào quần áo, vật dùng khi tiếp xúc ngoài trời, gây ra ô nhiễm không khí trong nhà. Chúng ta thường xuyên sinh hoạt ngoài trời như đi chợ, đi làm, đi chơi, đi mua sắm,…tất cả đều là con đường dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà.

Ô nhiễm bám vào quần áo, tiếp xúc với da, tóc, những vật dụng ta mang kèm theo và chúng ta mang theo những bụi bẩn đó vào những không gian kín như nhà, văn phòng, nơi làm việc, khu vui chơi,.. dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà.

Khói bụi ngoài đường bám vào quần áo 

Bụi bẩn li ti nhưng chưa rất nhiều tạp chất gây bệnh bởi nó là sự tích hợp của nhiều yếu tố nguy hiểm. Hiện nay, theo thống kê dữ liệu, Hà Nội có chỉ số AQI 164, đứng thứ 3 thế giới về mức độ ô nhiễm không khí, trên cả thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là chỉ số rất có hại cho sức khỏe và được đưa vào cảnh báo bởi nguy cơ ngộ độc cao.

Ô nhiễm không khí là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia y tế, một người lớn trung bình hít thở khoảng 15 m3 không khí mỗi ngày. Ô nhiễm không khí gây nhiều ảnh hưởng xấu đến toàn cơ thể, bao gồm cả tim, gan, phổi và hệ hô hấp, hay ngay cả thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

Việc rửa sạch chân tay, làm sạch mắt, cơ thể ngay khi về nhà giúp giảm tình trạng ô nhiễm trong nhà, bảo vệ cơ thể bạn trước những tác nhân xấu như khói bụi ngoài trời để bảo vệ sức khỏe chính bạn. 

Rửa tay để tránh những khói bụi gây ô nhiễm không khí trong nhà 

Không khí trong nhà đang bị đe dọa bởi khói bụi ngoài đường. Dù là con đường gián tiếp hay trực tiếp, khói bụi vẫn có thể tiếp xúc đến những không gian này. Ô nhiễm không khí sẽ càng trở nên nghiêm trọng nếu chúng ta coi thường việc làm sạch cơ thể ngay khi về nhà. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO

[1] National Institute of Environmental Health Sciences. “Air Pollution and Your Health.” National Institute of Environmental Health Sciences, 2022, www.niehs.nih.gov/health/topics/agents/air-pollution/index.cfm.  

[2] Fuller, Richard, et al. “Pollution and Health: A Progress Update.” The Lancet Planetary Health, vol. 6, no. 6, 17 May 2022, www.thelancet.com/journals/lanplh/article/PIIS2542-5196(22)00090-0/fulltext, https://doi.org/10.1016/S2542-5196(22)00090-0. 

[3] Elf, Jessica L., et al. “Indoor Air Pollution from Secondhand Tobacco Smoke, Solid Fuels, and Kerosene in Homes with Active Tuberculosis Disease in South Africa.” BMC Research Notes, vol. 10, no. 1, 13 Nov. 2017, https://doi.org/10.1186/s13104-017-2892-2. Accessed 24 Aug. 2021. 

[4] project, The World Air Quality Index. “Air Quality Index Scale and Color Legend.” Aqicn.org, aqicn.org/scale/vn/. Accessed 21 Apr. 2023.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top