Ô nhiễm không khí đã dẫn đến gần 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm và đe dọa đến nhiều vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, mưa axit, sương mù dày đặc (Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Bụi mịn và phóng xạ là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Thế nhưng nhiều người lại nhầm lẫn giữa bụi mịn và phóng xạ. Vậy bụi mịn và phóng xạ khác nhau như thế nào?
1. Về bụi mịn
Bụi mịn (Particulate Matter – PM) là các hạt bụi có kích thước siêu nhỏ, rất khó nhận biết, gồm các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí.
Khí thải từ các nhà máy công nghiệp chính là nguyên nhân lớn nhất gây ra bụi mịn, lượng khí thải này thải trực tiếp ra môi trường khi chưa qua xử lý làm gia tăng lượng bụi xuất hiện ở các khu công nghiệp cao, các thành phố lớn.
Dựa vào kích thước của các hạt bụi mịn mà người ta chia nó thành 3 loại thường gặp bao gồm PM10, PM2.5 và PM1.0.
- PM10 là các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 µm. PM10 có thể được hình thành từ các dị tượng của thiên nhiên như cháy rừng, khói núi lửa, bụi sa mạc, lốc xoáy, các cơn bão cát hoặc do chất thải của sinh vật như phấn hoa, các bào tử nấm, nước thải côn trùng,…
- PM2.5 là các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm, nhỏ gấp 30 lần so với sợi tóc. Bụi mịn PM2.5 được hình thành từ các chất như nito, carbon và các hợp chất kim loại khác. Do có kích thước vô cùng nhỏ và nhẹ nên hạt bụi này luôn lơ lửng trong không khí, dễ bị hút vào do đường hơi thở.
- PM1.0 là các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1.0 µm. Đây là loại bụi có thể tồn tại ở nhiều thể trạng khác nhau bao gồm rắn, lỏng và khí. Bụi PM1.0 thường xuất hiện khi thời tiết hanh khô, lạnh và nhiệt độ giảm thấp.
Kích thước bụi mịn so với sợi tóc ở người
Nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC và WHO đã cho thấy mối tương quan đồng thuận giữa mức độ ô nhiễm không khí với tỷ lệ người mắc ung thư trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, nếu mật độ bụi mịn PM1.0 có trong không khí tăng lên 10μg/m3 thì tỷ lệ ung thư cũng sẽ tăng 22%, và mật độ bụi mịn PM2.5 tăng thêm 10 μg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi sẽ tăng đến 36%.
2. Về chất phóng xạ
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Một vật chất chứa các hạt nhân không bền được coi là chất phóng xạ.
Hiện tượng ô nhiễm phóng xạ
Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ. Có bốn loại bức xạ chính bao gồm alpha, beta, neutron và sóng điện từ như tia gamma. Chúng khác nhau về khối lượng, năng lượng và mức độ thâm nhập sâu vào con người và vật thể.
- Bức xạ alpha phát ra bởi nguyên tử của các nguyên tố nặng như uran, radi, radon và plutoni. Bức xạ alpha không truyền xa và bị cản lại toàn bộ bởi một tờ giấy hoặc bởi lớp màng ngoài của da, khi đi vào cơ thể người có thể khiến sức khỏe phổi suy giảm.
- Bức xạ beta bao gồm các electron nhỏ hơn rất nhiều so với các hạt alpha và nó có thể thấm sâu hơn. Beta có thể bị cản lại bởi tấm kim loại, kính hay quần áo bình thường và nó có thể xuyên qua được lớp ngoài của da, làm tổn thương lớp da bảo vệ.
- Bức xạ gamma là năng lượng sóng điện từ, đi được khoảng cách lớn trong không khí và có độ xuyên mạnh. Các vật liệu đặc như chì, bê tông là tấm chắn lý tưởng đối với tia gamma.
Hình minh họa chùm tia gamma phát sinh trong một cơn bão
3. Phân biệt bụi mịn và chất phóng xạ
Bụi mịn và chất phóng xạ là hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng không khí bị suy giảm trầm trọng. Để tránh nhầm lẫn về bụi mịn và chất phóng xạ, dưới đây là bảng phân biệt về hai loại hạt này.
Tiêu chí | Bụi mịn | Chất phóng xạ |
Nguyên nhân hình thành | Khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình xây dựng, rác thải, cháy rừng. | Phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ. |
Phân loại | Gồm 3 loại thường gặp:
|
Gồm 4 loại bức phóng xạ chính:
|
Phân bố | Bụi mịn xuất hiện ở mọi nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở những nơi đông dân cư, đô thị, đường phố, khu công nghiệp, khu xây dựng. | Thường thấy trong bình sinh xạ, lò phản ứng hạt nhân mà các chất phóng xạ thường gặp được sản xuất nhân tạo phục vụ cho nhiều mục đích y tế khác nhau. |
Ứng dụng | _ | Trong Y học: được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị.
Trong Công nghiệp: sản xuất điện dựa trên việc giải phóng năng lượng phân hạch của Urani. Trong Khoa học: xác định tuổi thọ cũng những vật liệu địa chất, các loại đá. |
Ảnh hưởng | Sức khỏe con người:
Môi trường:
|
Sức khỏe con người:
– Việc nhiễm phóng xạ có thể dẫn đến ung thư, gây ra các bệnh bao gồm: rụng tóc, ung thư da, đục thủy tinh thể, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, có thể gây suy tim và tử vong,.. Môi trường:
|
Mặc dù khác nhau về cấu trúc, hình dạng và những đặc điểm tính chất khác nhưng bụi mịn và chất phóng xạ đều là những hạt độc hại với sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Chúng có thể gây những tác hại tiêu cực đến hệ sinh thái gây sự mất cân bằng tự nhiên và gia tăng những thảm họa thiên tai trên toàn cầu.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] “What Is Particulate Matter? Differences and Types of Radation | Air Quality Monitoring. Monitor in UK & Europe. Airly Data Platform and Monitors.” Airly.org, airly.org/en/what-are-the-differences-between-particulate-matter-and-radiation/. Accessed 23 May 2023.