Ô nhiễm không khí tác động đến môi trường như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ô nhiễm không khí đe dọa gần 7 triệu ca tử vong mỗi năm trở thành vấn đề toàn cầu cần giải quyết. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Vậy ô nhiễm không khí tác động đến môi trường như thế nào?

1. Về ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí là tình trạng những thành phần tự nhiên trong không khí bị thay thế bởi những tạp chất, khói bụi, hóa chất và vi sinh vật gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Ô nhiễm không khí thường được chia thành ô nhiễm không khí trong nhà và ô nhiễm không khí ngoài trời. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA, ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm gấp 2 – 5 lần so với ngoài trời, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm trong nhà chủ yếu là do quá trình đốt sinh khí và sinh hoạt thường ngày của mọi người.

Đối với ô nhiễm không khí ngoài trời, các ngành công nghiệp và giao thông vận tải là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến chất lượng không khí bị suy giảm. Đồng thời, sự tác động của con người trong quá trình sử dụng nhiên liệu để phục vụ đời sống như xăng, dầu,.. cũng là một yếu tố dẫn đến không khí bị ô nhiễm. 

Thực trạng ô nhiễm không khí 

2. Ô nhiễm không khí tác động đến môi trường như thế nào?

Ô nhiễm không khí không chỉ là mối đe dọa về sức khỏe toàn cầu mà còn gây ra những thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng đến môi trường, thực vật và những yếu tố tự nhiên khác.

2.1. Mưa axit nguy hiểm 

Mưa axit xảy ra khi SO2 (sulfur dioxide) và NOX (nito oxit) được thải vào khí quyển, phản ứng với nước, oxy và các hóa chất khác để tạo thành axit sunfuric và axit nitric có hại. 

SO2 và NOX trong khí quyển là do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện, ⅔ SO2 và ¼  NOX trong khí quyển đến từ các máy phát điện. Ngoài ra, phương tiện giao thông, các ngành công nghiệp, quá trình sản xuất , lọc dầu cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng khí độc gia tăng gây ô nhiễm không khí và tạo ra mưa axit.

Quá trình hình thành mưa axit 

Theo EPA, ô nhiễm không khí gây ra hiện tượng mưa axit và ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng. Các tác động sinh thái của mưa axit được thấy rõ nhất trong môi trường nước, chẳng hạn như suối, hồ và đầm lầy, nơi nó có thể gây hại cho cá và các động vật hoang dã khác.

Mưa axit có thể làm cây cối chết khô, rửa trôi nhôm ở đất gây hại cho thực vật cũng như động vật. Ở độ cao lớn, sương mù và mây có tính axit có thể lấy đi chất dinh dưỡng từ tán lá của cây khiến cây cối ít có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn, trở nên yếu ớt và ít có khả năng chịu được nhiệt độ đóng băng.

2.2. Hiện tượng phú dưỡng

Hiện tượng phú dưỡng (Eutrophication) là hiện tượng phát triển mạnh của thực vật nước (chủ yếu là tảo), gây ra do giàu các chất dinh dưỡng trong nước, đặc biệt là các hợp chất nitơ (N) và photpho (P), dẫn đến những rối loạn không mong muốn đối với cân bằng thủy sinh và gây lo lắng về chất lượng nước.

Hiện tượng phú dưỡng do ô nhiễm không khí gây ra 

Hiện tượng này có liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí bởi những khí thải độc hại trong không khí như oxit nito (NOX) từ các nhà máy điện, ô tô, xe tải và các nguồn khác góp phần vào lượng NOX đi vào hệ sinh thái dưới nước. 

2.3. Sương mù dày đặc 

Ô nhiễm không khí tạo ra lớp sương mù dày đặc làm suy giảm tầm nhìn ở nhiều thành phố, nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông. Khói mù hình thành khi ánh sáng mặt trời gặp phải các hạt ô nhiễm nhỏ trong không khí, làm giảm độ trong và màu sắc của những gì chúng ta nhìn thấy, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bụi mịn, khói công nghiệp từ các nhà máy điện, cơ sở công nghiệp, xe tải và ô tô, và các hoạt động xây dựng.

Sương mù London năm 1952 

Vào năm 1952, “Đám sương khói khổng lồ” hay “Khói lớn” là sự kiện ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng đến London. Những đám sương mù dày đặc kéo dài 5 ngày liên tiếp. Mặc dù người dân London đã quen với hình ảnh sương mù dày đặc, tuy nhiên đây là lần đầu tiên sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế tối đa, thấp đến mức không thể lái xe, tất cả các phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động, dịch vụ xe cứu thương ngừng hoạt động và tất cả các sự kiện thể thao ngoài trời đều bị hủy bỏ. 

Thậm chí sương mù còn tràn vào trong nhà dẫn đến sự hủy bỏ của những hoạt động như xem phim, hòa nhạc, diễn kịch, gây thiệt hại kinh tế lớn cho London. 

2.4. Ozon suy giảm 

Ozon là một loại khí xảy ra cả ở mặt đất và trong Trái đất bầu khí quyển phía trên, được gọi là tầng bình lưu. Ở mặt đất, ozon là một chất gây ô nhiễm có thể gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, ở tầng bình lưu, ozon tạo thành một lớp bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi tia cực tím (UV) có hại của mặt trời.

Hiện nay, theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), tầng ozon phía trên Nam Cực đã bị thủng bởi việc sử dụng các loại khí như chlorofluorocarbons (CFC) trong bình xịt và chất làm lạnh, những chất này sẽ phá vỡ các phân tử ozon ở tầng trên của khí quyển.

Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực 

2.5. Rừng và mùa màng thiệt hại 

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến rừng và mùa màng từng khu vực. Ô nhiễm không khí sản sinh ra lượng ozon lớn có thể gây có thể dẫn đến giảm sản lượng cây trồng nông nghiệp – thương mại, giảm năng suất rừng và khả năng sống sót của cây con. Đồng thời khiến cây trồng nhạy cảm với bệnh tật, sâu bệnh và các áp lực môi trường khác.

Ngoài ra mưa axit và biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân khiến mùa màng bị ảnh hưởng sản lượng nghiêm trọng và rừng thưa, đồi trọc, khó phát triển. 

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng 

2.6. Thế giới động vật bị đảo lộn 

Ô nhiễm không khí chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến quá trình phát triển và điều kiện sống của các loài động vật, đặc biệt là loài động vật hoang dã trong rừng. Sự phơi nhiễm các chất độc hại trong không khí gây ra các hiện tượng mưa axit, biến đổi khí hậu, khiến nguồn nước bị nhiễm độc nghiêm trọng.

Khi tiếp xúc quá lâu trong môi trường không khí ô nhiễm và nguồn nước bị nhiễm độc, động vật có nguy cơ bệnh tật và suy sinh sản, có thể dẫn đến tuyệt chủng loài. Điều này ảnh hưởng đến sự đa dạng hệ sinh thái và các chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã trên toàn cầu.

Động vật rừng rơi vào tình trạng nguy hiểm khi không khí bị ô nhiễm 

2.7. Biến đổi khí hậu diện rộng 

Ô nhiễm không khí đa phần do các hoạt động sản xuất công nghiệp của con người phát sinh ra các chất độc hại bao gồm carbon dioxide và metan làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên. Điều này khiến bầu khí quyển Trái Đất giữ nhiều nhiệt hơn Mặt trời gây ra hiện tượng “Trái đất nóng lên”. Đây là một biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Biến đổi khí hậu gây ra ảnh hưởng tiêu cực với nhiều đối tượng khác nhau bao gồm sức khỏe con người, làm thay đổi lượng mưa, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây ra những thay đổi đối với rừng và các hệ sinh thái khác, thậm chí tác động đến nguồn cung cấp năng lượng.

Trái đất nóng lên ảnh hưởng đến môi trường sống 

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường tự nhiên. Ô nhiễm không khí không chỉ gây ra tình trạng mưa axit, biến đổi khí hậu, ozon suy giảm hoặc sương mù dày đặc mà còn làm suy làm sự đa dạng sinh học toàn cầu. Bởi vậy, ô nhiễm không khí chính là vấn đề toàn cầu đáng được quan tâm và hành động nhất hiện nay. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] —. “What Is Acid Rain?” US EPA, 9 Feb. 2016, www.epa.gov/acidrain/what-acid-rain#:~:text=Acid%20rain%20results%20when%20sulfur.

[2] NASA. “Is the Ozone Hole Causing Climate Change?” Climate Change: Vital Signs of the Planet, climate.nasa.gov/faq/15/is-the-ozone-hole-causing-climate-change/#:~:text=The%20ozone%20layer%2C%20which%20lies.

[3] US EPA, OAR. “Climate Change Impacts.” Www.epa.gov, 6 Nov. 2015, www.epa.gov/climateimpacts.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top