Top 25 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (Ranking 2023)

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá ô nhiễm không khí đang là vấn đề toàn cầu. Ô nhiễm không khí xuất hiện ở hầu hết mọi nơi, đặc biệt tại các thành phố lớn – nơi diễn ra quá trình đô thị hóa và sự tập trung của nhiều ngành công nghiệp. Vậy 25 thành phố nào có chỉ số ô nhiễm cao nhất thế giới hiện nay? 

Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới 

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023, chỉ có khoảng hơn 6.7% các lãnh thổ trên thế giới đạt chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index) ở mức tiêu chuẩn và an toàn. Hầu như hơn 93% các lãnh thổ còn lại đều bị ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí ở những mức độ khác nhau.

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần tự nhiên trong không khí bằng các hợp chất hóa học, bụi bẩn, vi sinh vật hoặc các loại khí độc hại. Trung bình cứ 10 người thì đến 9 người đang phải hít thở không khí bị ô nhiễm dẫn đến hàng triệu ca tử vong trên thế giới.

Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay 

Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, ô nhiễm không khí từ các hạt vật chất mịn đã gây ra 6,4 triệu ca tử vong sớm và 93 tỷ ngày sống chung với bệnh tật vào năm 2019. Chất lượng không khí suy giảm trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường toàn cầu. 

Theo dữ liệu cung cấp của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới hiện đang mắc bệnh hen suyễn và tỷ lệ mắc bệnh này tăng 50% sau mỗi thập kỷ. Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn chủ yếu là do hít phải không khí bụi bẩn và độc hại. 

Ngoài ra, WHO thống kê mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí (tập trung nhiều vào trẻ em dưới 5 tuổi). Chính vì vậy, ô nhiễm không khí đã tiêu tốn 8.1 nghìn tỷ USD tương đương 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu cho các khoản chi phí về bệnh tật, kinh tế (Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới).

Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí tác động đến môi trường sinh thái tự nhiên, gây sự mất đa dạng sinh học, đảo ngược các trạng thái tự nhiên. Tác động nguy hiểm nhất của ô nhiễm không khí gây ra môi trường còn bao gồm mưa axit, biến đổi khí hậu hoặc cháy rừng ở một số vùng. 

Hậu quả của ô nhiễm không khí với môi trường 

Top 25 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới 

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gần 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm (WHO). Vậy những thành phố nào có chất lượng không khí ô nhiễm nhất thế giới? Dưới đây là bảng xếp hạng 25 thành phố có chất lượng không khí kém nhất thế giới được cập nhật vào ngày 01.02.2023 theo Smart Air. 

  1. Dammam, Ả Rập Saudi (124,11 µg/m3)
  2. Lahore, Pakistan (111,63 µg/m3)
  3. Dhaka, Bangladesh (84,73 µg/m3)
  4. Delhi, Ấn Độ (84,39 µg/m3)
  5. Muzaffarnagar, Ấn Độ (81,35 µg/m3)
  6. Baghdad, Iraq (77,62 µg/m3)
  7. Ghaziabad, Ấn Độ (74,72 µg/m3)
  8. Patna, Ấn Độ (67,20 µg/m3)
  9. Hapur, Ấn Độ (67,02 µg/m3)
  10. Peshawar, Pakistan (66,15 µg/m3)
  11. Lucknow, Ấn Độ (63,65 µg/m3)
  12. Đông London, Nam Phi (60,69 µg/m3)
  13. Pokhara, Nepal (59,15 µg/m3)
  14. Manama, Bahrain (57,38 µg/m3)
  15. Chandigarh, Ấn Độ (53,16 µg/m3)
  16. Hawally, Cô-oét (52,24 µg/m3)
  17. Khorramshahr, Iran (51,44 µg/m3)
  18. Jaipur, Ấn Độ (49,98 µg/m3)
  19. Tây An, Trung Quốc (48,11 µg/m3)
  20. Kolkata, Ấn Độ (46,77 µg/m3)
  21. An Dương, Trung Quốc (46,64 µg/m3)
  22. Tân Hương, Trung Quốc (46,05 µg/m3)
  23. Kampala, Uganda (44,99 µg/m3)
  24. Hứa Xương, Trung Quốc (44,88 µg/m3)
  25. Bamako, Mali (44,88 µg/m3)

Trong số 25 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, có 9 thành phố ở Ấn Độ, 4 ở Trung Quốc và 2 ở Pakistan. Số lượng các thành phố của Ấn Độ trong danh sách 25 hàng đầu đã giảm từ 10 xuống 9 khi một thành phố của Trung Quốc tham gia danh sách.

Dammam, Ả Rập Saudi có chất lượng không khí tệ nhất thế giới 

Thành phố sở hữu chất lượng không khí ô nhiễm nhất thế giới là Dammam, Ả Rập Saudi với trung bình nồng độ PM2.5 trong không khí đạt 124.11µg và xếp hạng 11 vào năm 2022. 

Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, WHO đã khuyến cáo nồng độ PM 2.5 trung bình hàng năm không được vượt quá 5 µg/m3 , trong khi mức phơi nhiễm trung bình trong 24 giờ không được vượt quá 15 µg/m 3 trong hơn 3 – 4 ngày mỗi năm.

Tất cả các thành phố được xếp hạng đều có chất lượng không khí trung bình cao hơn nhiều lần so với giới hạn WHO khuyến nghị. Một số quốc gia mới khác có trong bảng xếp hạng ô nhiễm không khí nhất năm 2023 bao gồm Bangladesh, Iraq, Nam Phi, Nepal, Bahrain, Iran và Uganda.

Ô nhiễm không khí ở các thành phố được đo lường như thế nào?

Ô nhiễm không khí được đo lường dựa trên mức độ ô nhiễm PM2.5 trung bình của các thành phố trong 12 tháng, trước ngày công bố bảng xếp hạng. Dữ liệu ô nhiễm thế giới PM2.5 AQI được sử dụng để xếp hạng các thành phố ô nhiễm nặng nhất thế giới được cung cấp bởi Air Quality Open Data Platform.

Làm thế nào để giảm tình trạng ô nhiễm trên thế giới?

Ô nhiễm không khí đang ngày càng lan rộng và gia tăng mức độ ở các vùng địa phương. Theo đài Fox News, 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về chất lượng không khí. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng trên các khu vực? Dưới đây là một số biện pháp giúp tình trạng không khí được cải thiện tốt và lành mạnh hơn. 

  1. Sử dụng tiết kiệm năng lượng sạch tự nhiên
  2. Hạn chế sử dụng các chất hóa học độc hại 
  3. Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại
  4. Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày
  5. Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5
  6. Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường
  7. Không vứt rác bừa bãi

Hạn chế thải khí độc ra môi trường 

Ô nhiễm không khí đã trở thành mối đe dọa toàn cầu đến từng khu vực, lãnh thổ. Ô nhiễm không khí có thể xuất phát từ khí độc khu công nghiệp, bụi bẩn trong các công trình xây dựng hay khói bụi từ các phương tiện giao thông nhưng đều tác động tiêu cực đến con người, môi trường và xã hội gây những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Bank, World. The Global Health Cost of PM2.5 Air Pollution. Openknowledge.worldbank.org, Washington, DC: World Bank, 31 Jan. 2022, openknowledge.worldbank.org/entities/publication/c96ee144-4a4b-5164-ad79-74c051179eee.

[2] —. “COVID-19 Worldwide Air Quality Data.” Aqicn.org, aqicn.org/data-platform/covid19/.

[3] Vanzo, Tyler. “25 Most Polluted Cities in the World (2023 Rankings).” Smart Air, 1 Feb. 2023, smartairfilters.com/en/blog/25-most-polluted-cities-world-2023-rankings/.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top