Vào năm 1952, London đã trải qua 5 ngày liên tiếp sống trong “sương mù” dày đặc khiến tất cả các hoạt động giải trí, vui chơi và kinh tế đều bị hạn chế. Khói bụi chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng “sương mù” khó tan trong không khí khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy tại sao khói bụi lại nguy hiểm?
Khói là gì?
Khói là một hình thức của ô nhiễm không khí. Khói xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở các khu công nghiệp, đường phố, khu thi công xây dựng hoặc trong các thành phố, thành thị phát triển.
Khói là tập hợp các khí và các hạt chất lỏng hoặc chất rắn lơ lửng trong không khí sinh ra khi một nguyên liệu bị đốt cháy hoặc chưng khô, khô cạn, sau phản ứng có sinh ra chất khí có màu, kèm theo đó là một lượng không khí bị cuốn theo và trộn lẫn vào các phần tử đó.
Khói bụi phát thải từ các nhà máy công nghiệp
Nguyên nhân xuất hiện khói là do quá trình đốt cháy sinh ra các hợp chất độc hại bao gồm nito oxit (NOx), sulfur dioxide (SOx), carbon monoxide (CO) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Khói có màu trắng đục, xám đen, tuy nhiên ở một số khu công nghiệp hóa chất, khói thường có màu vàng đục do nhiễm nhiều hóa chất độc hại, nguy hiểm.
Hiện nay, khói bụi đang là vấn đề được ưu tiên giải quyết khi không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Khói không chỉ gây giảm tình trạng sức khỏe, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, sản xuất mà còn làm giảm thị lực và tầm nhìn, gây ra những mối đe dọa khó đoán.
Khói bụi dày đặc, kèm theo tiết trời lạnh có thể dẫn đến tình trạng “sương mù khó tan” ở một số vùng, thậm chí có thể kéo dài vài ngày gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế của con người.
12 lý do khói lại trở nên nguy hiểm
Hiện nay, khói bụi xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi khu vực, đặc biệt khói bụi dày đặc tại các vùng đô thị, khu vực tập trung đông dân cư. Sự phơi nhiễm khói bụi ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe con người tùy vào thời gian tiếp xúc. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp phải khi tiếp xúc với khói bụi độc hại trong môi trường sống.
1. Bệnh hen suyễn
Khói là nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn ở người. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
Tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm, đặc biệt là khói bụi có nguy cơ dẫn đến hen suyễn cao hơn. Bên cạnh đó, sống trong môi trường khói độc khiến bệnh nhân hen suyễn gặp khó khăn trong quá trình điều trị và tĩnh dưỡng.
“Thảm cảnh sương mù” ở London năm 1952
Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu của năm 1952 của London với chủ đề “Tiếp xúc sớm với Sương mù lớn năm 1952 và sự phát triển của bệnh hen suyễn” đã khẳng định rằng tiếp xúc với không khí chứa nhiều khói bụi độc hại từ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao, ngay cả khi bé còn nằm trong bụng mẹ.
2. Bệnh về hô hấp
Hô hấp là bệnh phổ biến khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, đặc biệt là khói bụi công nghiệp hóa chất độc hại. Sự ô nhiễm không khí do khói bụi gây ra hàng loạt các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…Ngoài ra, tiếp xúc lâu ngày, bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến các bệnh về ung thư và khó thở khiến khó ngủ, mất giấc và gây suy giảm thể lực.
Viêm họng do tiếp xúc với khói bụi thường xuyên
3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Ô nhiễm không khí do khói bụi có thể dẫn đến mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) ở người. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đặc trưng bởi sự giới hạn về luồng khí thở gây ra do đáp ứng viêm do hít phải các chất khí độc hại, thường là khói thuốc lá hoặc khói chứa nhiều chất độc hại từ môi trường.
Khói (bao gồm cả khói từ thuốc lá) chứa nhiều chất độc hại, khi hít vào, cơ thể dễ dàng bị suy nhược, viêm nhiễm và gây ra những hệ quả sức khỏe tiêu cực.
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ở người
Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh COPD đã tăng gấp đôi sau trận sương mù lớn ở Luân Đôn năm 1952 (được chứng minh bằng khám nghiệm tử thi), cho thấy rằng việc tiếp xúc trong thời gian ngắn với ô nhiễm không khí xung quanh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người mắc bệnh COPD.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019 và là nguyên nhân thứ bảy gây ra tình trạng sức khỏe kém trên toàn thế giới.
4. Bệnh về tim mạch
Khói bụi ô nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, khó chịu. Khói bụi khu công nghiệp, động cơ nổ, thuốc lá, đám cháy sản sinh ra khí CO (carbon monoxide) độc hại, không mùi, không vị.
Nhiễm khí CO liều cao có thể gây tử vong và khí hít phải khí CO liều thấp nhưng kéo dài cũng có thể đưa đến các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Khí này đặc biệt nguy hiểm cho người mắc bệnh mạch vành, tắc động mạch, suy tim vì làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Với người mắc bệnh mạch vành, ngay cả hít phải khí CO với liều lượng thấp cũng đủ gây đau ngực hay rối loạn nhịp tim.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Duke (Mỹ) cho thấy, việc tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm 2 giờ mỗi ngày, đặc biệt là những nơi có đông xe cộ qua lại có thể gây ảnh hưởng tới tim mạch bao gồm tắc nghẽn mạch máu gây nguy hiểm ở người.
5. Bệnh thiếu máu tuần hoàn
Bệnh thiếu máu tuần hoàn là tình trạng rối loạn tuần hoàn do quá trình lưu thông máu bị gián đoạn. Hiện tượng này có thể xảy ra khi tiếp xúc quá lâu với không khí bị ô nhiễm, khói bụi chứa nhiều chất độc hại.
Thiếu máu tuần hoàn khiến cơ thể mệt mỏi kèm theo biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và suy nhược thần kinh. Ngoài ra, bệnh nhân còn giảm khả năng trí nhớ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc và tay, chân, cổ xuất hiện cảm giác tê nhức kéo dài.
Tình trạng mất ngủ kéo kéo dài gây mệt mỏi
6. Tình trạng sảy thai, vô sinh
Khói bụi cũng là một nguyên nhân gây tình trạng sảy thai hoặc vô sinh ở người. Theo một nghiên cứu ở Trung Quốc kết luận rằng mức độ ô nhiễm cao có liên quan đến tinh trùng kém chất lượng, có thể làm thay đổi các thông số của tinh trùng dẫn đến vô sinh.
Việc phụ nữ làm việc trong môi trường khói bụi, các xí nghiệp chứa nhiều khí độc, xưởng may hoặc các khu công nghiệp hóa chất nguy cơ cao dẫn đến sảy thai do tiếp xúc với khí bụi độc hại. Thậm chí, thai nhi có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh do những độc tố người mẹ hít phải ở môi trường này.
7. Tình trạng đột quỵ
Khói bụi gây ô nhiễm không khí và làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người mỗi ngày. Theo dữ liệu Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health – NIH), việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn và dài hạn đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Phơi nhiễm các chất độc hại trong không khí, đặc biệt là khói phương tiện giao thông, công nghiệp có thể dễ dàng xâm nhập vào bệnh nhân mắc bệnh phổi, hô hấp, tim mạch,.. gây tình trạng tử vong cao.
Nguy cơ đột quỵ cao thường xảy ra ở người cao tuổi
8. Thực trạng buồn nôn, khó chịu
Buồn nôn và khó chịu ở cơ thể là thực trạng thường thấy khi tiếp xúc với khói bụi thường ngày. Khói được tạo thành từ nhiều chất hóa học bao gồm nitơ oxit (NOx), sulfur dioxide (SOx), carbon monoxide (CO) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), nhưng hai thành phần chính của khói là vật chất hạt (PM) và ozone (O3). Vậy nên khói bụi có mùi rất khó chịu, hăng và có thể gây cảm giác buồn nôn khi chúng ta tiếp xúc hoặc hít vào.
9. Bệnh ung thư
Bệnh ung thư là minh chứng cho sự tác động tiêu cực của khói bụi độc hại đến sức khỏe con người. Khói ở các khu công nghiệp sản sinh ra lượng CO,CO2 làm suy giảm sức đề kháng, tăng khả năng xâm nhập của chất độc hại vào cơ thể con người.
Một nghiên cứu dựa trên kết quả của 6.338 người trưởng thành da trắng ở California không hút thuốc, không phải gốc Tây Ban Nha, tuổi từ 27 – 95, được theo dõi từ năm 1977 đến năm 1992 đối với các bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi gia tăng có liên quan đến nồng độ PM10 và SO2 trong môi trường xung quanh (SO2 sản sinh rất nhiều từ khói bụi độc hại trong các khu công nghiệp, thực phẩm, hóa chất).
SO2 từ các khu công nghiệp
10. Bệnh dị ứng
Ô nhiễm không khí do khói độc và bụi bẩn có thể dẫn đến các bệnh dị ứng ngoài da như nổi mẩn, ngứa lâu ngày, da bị rộp đỏ, khô rát, hoặc xuất hiện những mụn nước li ti trên bề mặt khiến bạn cảm thấy khó chịu, có thể dẫn đến nóng sốt cao ở trẻ nhỏ.
Dị ứng ở người khi tiếp xúc quá lâu với khói bụi
11. Tình trạng tử vong sớm cao
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí “The Lancet” cho thấy việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm khói, bụi trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Nghiên cứu trên do một nhóm các nhà khoa học tiến hành, đứng đầu là tiến sĩ Rob Beelen, thuộc Đại học Utrecht, Hà Lan. Các nhà khoa học đã xem xét 22 công trình nghiên cứu về sức khỏe của 367.000 người ở 13 quốc gia Tây Âu, được công bố trước đó. Kết quả cho thấy từ những năm 90 đến nay đã có 29.000 người chết vì ô nhiễm khói bụi.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng xem xét các số liệu về mức độ ô nhiễm khí bụi do các phương tiện giao thông gây ra trong khoảng thời gian từ 2008 – 2011 là rất cao.
12. Tình trạng thiếu tập trung
Khói bụi gây ra tình trạng thiếu tập trung trong quá trình học tập và điều khiển các phương tiện giao thông. Khói bụi làm chắn tầm nhìn, gây mất tập trung trong quá trình di chuyển, gây ra những tai nạn đáng tiếc khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, khói độc hại làm giảm tình trạng tập trung trong quá trình học tập, đặc biệt ở những trường học. Khói bụi gia tăng cảm giác mệt mỏi, uể oải làm kết quả học tập kém và giảm cảm giác ham học ở trẻ.
Tình trạng thiếu tập trung ở trẻ nhỏ
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa kéo theo sự xuất hiện của nhiều ngành công nghiệp mới. Các ngành công nghiệp mới ra đời khiến lượng khói bụi độc hại gia tăng một cách đáng kể. Khói bụi không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí mà còn khiến sức khỏe con người bị đe dọa một cách nghiêm nghiêm trọng.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] Beelen, Rob, et al. “Effects of Long-Term Exposure to Air Pollution on Natural-Cause Mortality: An Analysis of 22 European Cohorts within the Multicentre ESCAPE Project.” The Lancet, vol. 383, no. 9919, Mar. 2014, pp. 785–795, https://doi.org/10.1016/s0140-6736(13)62158-3.
[2] Beeson, W L, et al. “Long-Term Concentrations of Ambient Air Pollutants and Incident Lung Cancer in California Adults: Results from the AHSMOG Study.Adventist Health Study on Smog.” Environmental Health Perspectives, vol. 106, no. 12, Dec. 1998, pp. 813–823, https://doi.org/10.1289/ehp.106-1533247. Accessed 17 Apr. 2023.
[3] Duan, Rui-Rui, et al. “Air Pollution and Chronic Obstructive Pulmonary Disease.” Chronic Diseases and Translational Medicine, vol. 6, no. 4, 11 July 2020, www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2095882X20300438#bib4, https://doi.org/10.1016/j.cdtm.2020.05.004.
[4] Deng, Zibing, et al. “Association between Air Pollution and Sperm Quality: A Systematic Review and Meta-Analysis.” Environmental Pollution, vol. 208, Jan. 2016, pp. 663–669, https://doi.org/10.1016/j.envpol.2015.10.044. Accessed 1 Apr. 2020.
[5] Bharadwaj, Prashant, et al. “Early-Life Exposure to the Great Smog of 1952 and the Development of Asthma.” American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, vol. 194, no. 12, 15 Dec. 2016, pp. 1475–1482, www.thoracic.org/about/newsroom/press-releases/great-smog-and-asthma.pdf, https://doi.org/10.1164/rccm.201603-0451oc.