Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, ô nhiễm không khí từ các hạt vật chất mịn đã gây ra 6,4 triệu ca tử vong sớm và 93 tỷ ngày sống chung với bệnh tật vào năm 2019. Ô nhiễm không khí không chỉ trở thành gánh nặng bệnh tật đối với con người mà còn đe dọa trực tiếp đến môi trường xung quanh, đặc biệt là cây cối. Vậy ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cây cối như thế nào?
1. Sự hình thành của ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí xảy ra khi các thành phần tự nhiên trong không khí bị thay đổi bằng các hợp chất hóa học, khí độc hại, bụi bẩn và vi sinh vật. Không ngoại trừ khu vực nào, ô nhiễm không khí xuất hiện mọi nơi, mọi lãnh thổ.
Theo đài Fox News, 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển và nghèo. Theo WHO, mỗi năm ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra gần 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí gồm 2 yếu tố bao gồm tự nhiên và nhân tạo. Yếu tố tự nhiên bao gồm hoạt động phun trào núi lửa (sinh ra lượng lớn khí metan, clo, lưu huỳnh), cháy rừng (tiết ra lượng oxi oxit khổng lồ) hay giông bão gây ra lượng NOX và bụi mịn lớn khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Quá trình xây dựng khiến không khí ô nhiễm
Đáng chú ý hơn là nguyên nhân nhân tạo. Các hoạt động của con người bao gồm hoạt động sinh hoạt, hoạt động sản xuất (các nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng) hoặc giao thông vận tải làm chất lượng không khí giảm sút từng ngày.
Ô nhiễm không khí gây tổn thất lớn về mặt kinh tế toàn cầu. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, chi phí y tế toàn cầu cho tỷ lệ tử vong và bệnh tật do tiếp xúc với ô nhiễm không khí PM2.5 vào năm 2019 là 8,1 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gần 54.000 người chết ở Delhi, Ấn Độ và hơn 9.400 ca tử vong ở Bangkok (Thái Lan) năm 2020.
2. 6 tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến cây cối xung quanh
Ô nhiễm không khí hủy hoại môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm mỏng lớp màng ozon gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên xung quanh bao gồm sự phát triển của cây cối.
2.1. Tổn thương vùng lá cây
Ô nhiễm không khí sản sinh ra lượng Ozon lớn gây tổn thương vùng lá của cây. Ozon là chất gây ô nhiễm chính trong phức hợp khói oxy hóa. Ozon có thể làm lá chuyển sang màu vàng, làm giảm nồng độ chất diệp lục, thậm chí là héo dần rồi chết.
Ngoài ra, các triệu chứng ozon đặc trưng xảy ra ở bề mặt trên của lá bị ảnh hưởng và xuất hiện dưới dạng đốm, đồng màu hoặc tẩy trắng của các mô lá khiến lá trở nên yếu và khó chống chọi được các tác động khác của môi trường.
Tổn thương ozone đối với tán lá
Bên cạnh đó, florua trong không khí được thải ra từ quá trình đốt than, sản xuất gạch, ngói, men sứ, gốm sứ, thủy tinh, sản xuất nhôm,..hấp thụ vào lá khiến rìa lá bị bỏng, tổn thương, vàng và khô. Khi tiếp tục phơi nhiễm lâu ngày, các vùng hoại tử của lá còn tăng kích thước, lan vào trong đến gân giữa trên các lá rộng và xuống dưới trên các lá một lá mầm.
Tổn thương florua đối với rìa lá
2.2. Cản trở quá trình ra hoa, kết trái
Ô nhiễm không khí cản trở quá trình ra hoa, kết trái của thực vật. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến “sương mù” dày đặc. Lớp sương mù này chứa nhiều hợp chất độc hại và khí xả thải từ các nhà máy.
Khi tiếp xúc với lớp sương mù này, thực vật (cây cối) có xu hướng căng thẳng và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để chống lại các chất ô nhiễm tồn tại. Điều này ảnh hưởng đến quá trình cây ra hoa, kết trái bởi nó đang tập trung nguồn lực, chất dinh dưỡng chống lại sự tác động tiêu cực từ ô nhiễm không khí.
2.3. Phá hủy sự hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cây
Ô nhiễm không khí phá hủy sự hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cây. Ô nhiễm không khí tạo ra mưa axit và làm ô nhiễm mạch nước ngầm nghiêm trọng. Mạch nước ngầm chứa các chất hóa học thấm vào đất. Trong khi đó, rễ cây lại lấy chất dinh dưỡng và nước từ đất khiến rễ cây bị tổn thương trực tiếp.
Đồng thời mưa axit khiến độ PH tăng cao làm đất dễ bị chua ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ rễ cây của thực vật.
Rễ cây bị hỏng, hấp thu chất dinh dưỡng kém
2.4. Hỏng, tổn thương khí khổng
Hỏng và tổn thương khí khổng là tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đối với cây cối, thực vật. Khí khổng là những lỗ nhỏ trên lá và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ, quang hợp của cây.
Khí thải từ các nhà máy công nghiệp, năng lượng, xe cộ và quá trình đốt cháy tạo ra nồng độ SO2 lớn trong không khí. SO2 xâm nhập vào lá chủ yếu thông qua khí khổng khiến khí khổng tổn thương cấp mãn tính (tổn thương trong thời gian ngắn) hoặc cấp tính (tổn thương trong thời gian dài).
2.5. Ngăn cản sự phát triển của cây cối
Ô nhiễm không khí ngăn cản sự phát triển của cây cối. Ô nhiễm không khí làm giảm khả năng hấp thụ của rễ cây, tổn thương bề mặt lá và khí khổng và khiến nguồn cung cấp dinh dưỡng bị nhiễm độc. Điều này làm cây cối chậm phát triển, còi cọc, thiếu sức sống.
Theo nghiên cứu “Ảnh hưởng của ozon đến chuyển hóa cacbon của cây rừng” cho thấy sự phơi nhiễm hóa chất mãn tính lâu ngày làm giảm khả năng quang hợp và hấp thụ cacbon của cây cối.
Cây khô héo khi tiếp xúc với ô nhiễm quá lâu
Các hạt vật chất như bụi xi măng, bụi vôi magie và bồ hóng carbon lắng đọng trên thảm thực vật có thể ức chế cơ chế hô hấp và quang hợp bình thường bên trong lá. Ngoài ra, sự tích tụ bụi kiềm trong đất có thể làm tăng độ pH của đất đến mức bất lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Quá trình quang hợp kém, chậm ra hoa, kết trái ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng cây trồng, gây bất lợi đến màng màng và kinh tế khu vực.
2.6. Góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật, cây cối góp phần tạo ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Cây cối hấp thụ carbon dioxide (CO2), đây là một chất khí độc đối với con người, ảnh hưởng đến sức khỏe khi nồng độ quá cao.
Các cơ quan của thực vật bị tổn thương do ô nhiễm không khí khiến quá trình hấp thu CO2 chậm và ít. Điều này dẫn đến CO2 đi vào bầu khí quyển và phá hủy tầng ozon làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Biểu hiện của nóng lên toàn cầu
Ô nhiễm không khí tác động tiêu cực không chỉ đối với con người, động vật mà ngay cả thực vật cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các chất có hại như ozon trong không khí cản trở quá trình quang hợp, ngăn cản cây và hoa phát triển và làm chậm quá trình nở hoa. Đồng thời mưa axit cũng là nguyên nhân khiến rễ cây hấp thu chất dinh dưỡng kém làm giảm sản lượng, chất lượng cây trồng.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] Dizengremel, Pierre. “Effects of Ozone on the Carbon Metabolism of Forest Trees.” Plant Physiology and Biochemistry, vol. 39, no. 9, Sept. 2001, pp. 729–742, https://doi.org/10.1016/s0981-9428(01)01291-8. Accessed 9 Jan. 2022.
[2] “How Does Air Pollution Affect Plants? – Airly WP | Air Quality Tracker Airly.” Airly.org, airly.org/en/how-does-air-pollution-affect-plants/.