Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA, không khí trong nhà ô nhiễm gấp 2 – 5 lần so với ngoài trời. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng máy lọc không khí của mọi người gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều công nghệ lọc không khí khác nhau khiến mọi người hoang mang và không biết nên sử dụng công nghệ nào. Vậy hiện nay những công nghệ lọc nào đang phổ biến nhất?
1. Về công nghệ lọc không khí
Công nghệ lọc không khí là hệ thống màng lọc có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm bao gồm khói bụi, khí độc và vi sinh vật. Công nghệ lọc có vai trò quan trọng nhất trong việc vận hành hệ thống máy lọc không khí.
Các hệ thống lọc không khí đầu tiên xuất hiện vào những năm 1850 trong mặt nạ làm từ than củi được sử dụng bởi những người khai thác than để phòng tránh khí độc, bụi than xâm nhập vào phổi.
Ngày nay, công nghệ lọc không khí được cải tiến từng ngày. Những công nghệ lọc mới ra đời khắc phục dần được những hạn chế của công nghệ cũ giúp máy lọc không khí hoạt động tốt vai trò của mình trong việc cung cấp không khí sạch cho không gian nhà bạn.
2. 3 công nghệ lọc không khí phổ biến hiện nay
Hiện nay, công nghệ lọc không khí đa dạng và phổ biến trên thị trường. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được hàng chục công nghệ lọc khác nhau. Thế nhưng trong tất cả, 3 công nghệ lọc phổ biến hiện nay có thể kể đến là công nghệ HEPA, UVGI và DFS.
2.1. Công nghệ lọc không khí HEPA
Công nghệ lọc không khí HEPA (High Efficiency Particulate Air) là màng lọc dạng lưới được đan với nhau để chặn các Hạt nhỏ đến 0.3µm (HEPA).
Công nghệ được ra đời năm 1985 với ưu điểm có thể lọc được các hạt bụi phân tử nhỏ, phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn. Công nghệ lọc không khí HEPA sử dụng quạt tốc độ cao để đẩy nhanh tốc độ hấp thụ các hạt có kích thước lớn hơn 0,3 micron hiệu quả đến 99.97%.
Tuy nhiên, một vài hạn chế khi sử dụng công nghệ HEPA bao gồm không có khả năng tiêu diệt được cái hạt nhỏ hơn 0.3µm (Hơn 90% các Hạt ô nhiễm nguy hiểm nhất trong không khí đều nhỏ hơn 0.1µm), không loại bỏ được vi sinh vật và có khả năng sản sinh lại môi trường bụi bẩn bám dính ở màng lọc máy.
Công nghệ lọc HEPA
2.2. Công nghệ lọc không khí UVGI
Công nghệ lọc không khí UVGI (Ultraviolet germicidal irradiation) ra đời năm 1991, sử dụng năng lượng bức xạ tia cực tím để làm bất hoạt vi sinh vật, bao gồm nấm mốc, vi khuẩn và virus.
Công nghệ lọc không khí này có khả năng loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn, virus, diệt khuẩn hiệu quả, có giá thành thấp và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, đây là biện pháp không hiệu quả khí tiêu diệt vi khuẩn, virus (nếu liều lượng UV thấp) và sản sinh các chất phát thải độc hại ra môi trường.
Công nghệ lọc sử dụng tia UV diệt khuẩn
2.3. Công nghệ lọc không khí DFS
Công nghệ lọc DFS (Disinfecting Filter Systems) ra đời năm 2010. Đây là công nghệ lọc không khí độc quyền được sáng chế và phát minh bởi thương hiệu máy lọc không khí Intellipure.
Công nghệ DFS sử dụng tấm năng lượng điện cao có khả năng loại bỏ hoàn toàn các hạt nhỏ đến 0.002µm với hiệu quả 99.99% và tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật mà không sản sinh ra bất kỳ chất độc hại nào.
Công nghệ lọc không khí DFS sử dụng 05 tấm lọc và 07 cấp lọc có khả năng loại bỏ 3 nhóm ô nhiễm bao gồm khí độc, vi sinh vật và bụi mịn. Đồng thời, DFS được chứng nhận bởi Trung tâm Kiểm nghiệm Vi trùng học Công nghiệp Quảng Châu có thể loại bỏ hầu hết hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các chất độc hóa học như benzen, metan, toluen và formaldehyde.
Công nghệ lọc không khí DFS
3. So sánh 3 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay
Mỗi công nghệ lọc không khí đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là bảng so sánh 3 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay để giúp người tiêu dùng có thể hiểu rõ hơn về những sản phẩm công nghệ.
Tiêu chí | Công nghệ DFS | Công nghệ HEPA | Công nghệ UVGI | |
Giống nhau | – Đều có khả năng lọc sạch các vi khuẩn.
– Có khả năng loại bỏ nấm mốc, mùi hôi khó chịu. |
|||
Khác nhau |
Hiệu suất |
– Lọc sạch 99.99% vi khuẩn nhỏ tới 0.007µm.
– Lọc sạch 99.99% vi khuẩn nhỏ tới 0.002µm. – Hiệu suất lọc gấp đối HEPA do áp suất của bộ lọc DFS sơ cấp có độ giảm thấp, không cần dùng đến UVGI. |
– Lọc sạch 99.97% vi khuẩn nhỏ tới 0.3µm.
– Hiệu suất lọc có thể tăng đến 99.97% nhưng áp suất cao. |
– Không thu các hạt vào gồm bào tử và hạt siêu mịn.
– Hiệu suất chỉ liên quan đến cường độ, bước sóng 254 – 270 nm nhưng không làm giảm bất kỳ hạt bụi nào trong không khí. |
Khả năng ức chế vi sinh vật |
– Tạo trường năng lượng cao, vô hiệu hóa các vi sinh vật phát triển độc lập như vi khuẩn, nấm và virus.
– Giảm gánh nặng sinh học của vi sinh vật, vi khuẩn, virus và nấm. |
_ | – Chỉ hoạt động nếu cường độ ống UV duy trì liên tục và hệ thống chứa bộ lọc chống tia cực tím.
– Các hoạt động phá hủy tia cực tiếp có thể bị đảo ngược. – Ống UV phải sạch sẽ, không có bụi và duy trì URV cao. |
|
Tiêu thụ năng lượng | – Mức tiêu thụ năng lượng thấp do áp suất thấp. | – Mức tiêu thụ cao do mật độ và độ giảm áp suất cao hơn theo thời gian. | _ | |
Chất phát thải | – Không phát thải bất kỳ chất nào. | – Những tác nhân gây ô nhiễm bám dính ở màng lọc quay lại môi trường. | – Phát thải Ozone gây hại. | |
Độ an toàn | – Thiết bị khép kín dẫn đến hoạt động an toàn, đặc biệt với trẻ nhỏ. | – Trẻ nhỏ dễ dàng tiếp xúc gần màng lọc gây tổn thương và dính nhiều bụi bẩn. | – Nguy hiểm khi tiếp xúc gần với tia UV gây đến tổn thương về da, mắt. |
Trên đây là 3 công nghệ lọc không khí phổ biến hiện nay. Những công nghệ lọc không khí lần lượt ra đời khắc phục những hạn chế từ những công nghệ trước trong quá trình thay đổi chất lượng khôhi tại không gian sống. Bởi vậy bạn nên cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng về yếu tố công nghệ trước khi quyết định lựa chọn máy lọc không khí để tối ưu cao nhất về hiệu quả và kinh tế.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.