Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA, ô nhiễm không khí trong nhà gấp 2 – 5 lần so với ngoài trời. Điều này thúc đẩy nhu cầu sử dụng các thiết bị hỗ trợ không khí trong nhà bao gồm hệ thống thông gió. Vậy hệ thống thông gió trong nhà là gì?
1. Hệ thống thông gió
Thông gió (Tiếng Latinh nghĩa là ventilatio, Tiếng Anh là ventilation) xuất hiện vào năm 1966 ở nước Ý để mô tả quá trình thay thế không khí kém chất lượng trong nhà bằng không khí mới và sạch. Hệ thống thông gió là thiết bị giúp luân chuyển và trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhằm cung cấp không khí chất lượng cao cho không gian nhà bạn.
Công nghệ thông gió hình thành từ rất lâu đời và phát triển đến ngày nay. Thông gió gồm 2 phương pháp chính là thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức. So với thông gió cưỡng bức, thông gió tự nhiên an toàn, thân thiện với môi trường và được sử dụng phổ biến hơn.
Lắp đặt hệ thống thông gió trong không gian sống
Ngoài khả năng chính là thúc đẩy quá trình lưu thông không khí, hệ thống thông gió còn có nhiệm vụ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ trong không khí, hạn chế các chất gây ô nhiễm và duy trì chất lượng không khí ổn định, trong lành.
2. Các hệ thống thông gió trong nhà
Hiện nay, hệ thống thông gió là giải pháp hữu ích giúp cải thiện tình trạng không khí khó chịu, ngột ngạt tại những không gian kín. Hệ thống thông gió trong nhà chia thành 4 hệ thống thông gió cơ bản bao gồm cơ khí, cung cấp, cân bằng và thu hồi năng lượng, nhiệt độ.
2.1. Hệ thống thông gió khí thải
Hệ thống thông gió khí thải (Exhaust Ventilation) hoạt động bằng cách làm giảm áp suất của một cấu trúc. Hệ thống hút không khí ra khỏi nhà, do đó gây ra sự thay đổi áp suất kéo vào từ bên ngoài thông qua các lỗ rò rỉ trong vỏ tòa nhà và các lỗ thông hơi thụ động.
Hệ thống thông gió khí thải
2.2. Hệ thống thông gió cung cấp
Hệ thống thông gió cung cấp (Supply Ventilation) sử dụng quạt để tạo áp suất cho cấu trúc, đẩy không khí bên ngoài vào tòa nhà trong khi không khí rò rỉ ra khỏi tòa nhà thông qua các lỗ trên vỏ, bồn tắm và ống dẫn quạt, và lỗ thông hơi có chủ ý (nếu có).
Hệ thống thông gió cung cấp
2.3. Hệ thống thông gió cân bằng
Hệ thống thông gió cân bằng (Balanced Ventilation) có nhiệm vụ đưa vào bên trong một lượng không khí trong lành và thải ra bên ngoài không khí ô nhiễm xấp xỉ bằng nhau.
Hệ thống thông gió cân bằng
2.4. Hệ thống thông gió thu hồi năng lượng & thu hồi nhiệt
Hệ thống thông gió thu hồi năng lượng & thu hồi nhiệt (Energy Recovery & Heat Recovery Ventilators) bao gồm thông gió phục hồi năng lượng (ERV – Expiratory reserve volume) và thông gió thu hồi nhiệt (HRV – Heat recovery ventilation) giúp tiết kiệm năng lượng, cải thiện chất lượng không khí, kiểm soát độ ẩm và giảm tiếng ồn.
Hệ thống thông gió phục hồi năng lượng cho toàn bộ ngôi nhà
3. So sánh các hệ thống thông gió trong nhà
Thông gió gồm nhiều hệ thống khác nhau. Mỗi hệ thống sở hữu những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh giữa các hệ thống thông gió trong nhà để chúng ta tránh nhầm lẫn trong quá trình tìm hiểu và chọn lựa.
Hệ thống thông gió | Ưu điểm | Nhược điểm |
Hệ thống thông gió khí thải |
– Tương đối rẻ và đơn giản để cài đặt.
– Làm việc tốt ở vùng khí hậu lạnh. |
– Có thể hút các chất ô nhiễm vào không gian sống.
– Không thích hợp với khí hậu nóng ẩm. – Có thể tăng chi phí sưởi ấm và làm mát. – Có thể trộn không khí ngoài trời và trong nhà để tránh gió lùa khi thời tiết lạnh. – Không làm dịu hoặc loại bỏ độ ẩm khỏi không khí. – Có thể rút ngược khí đốt từ lò sưởi và các thiết bị. |
Hệ thống thông gió cung cấp |
– Tương đối rẻ tiền và đơn giản để cài đặt.
– Cho phép kiểm soát tốt hơn hệ thống ống xả. – Giảm thiểu ô nhiễm từ không gian sống bên ngoài. – Ngăn chặn sự rút ngược khí đốt từ lò sưởi và các thiết bị. – Cho phép lọc phấn hoa và bụi trong không khí ngoài trời. – Cho phép hút ẩm không khí ngoài trời. – Hoạt động tốt ở vùng khí hậu nóng hoặc hỗn hợp. |
– Có thể gây ra các vấn đề về độ ẩm ở vùng khí hậu lạnh.
– Không làm dịu hoặc loại bỏ độ ẩm từ không khí đến. – Có thể tăng chi phí sưởi ấm và làm mát. – Có thể trộn không khí ngoài trời và trong nhà để tránh gió lùa khi thời tiết lạnh. |
Hệ thống thông gió cân bằng |
– Thích hợp cho mọi khí hậu.
– Sử dụng áp lực dương giúp ngăn chặn các hạt ô nhiễm len lỏi vào nhà. – Hỗ trợ việc sưởi ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè cho không gian. – Có thể được sử dụng dài hạn và không tốn thời gian trong việc thay đổi phương pháp thông gió theo mùa. |
– Chi phí lắp đặt và vận hành có thể cao hơn hệ thống xả hoặc cung cấp.
– Sẽ không làm dịu hoặc loại bỏ độ ẩm từ không khí đến. – Có thể tăng chi phí sưởi ấm và làm mát. – Chi phí bảo trì cao và quá trình xử lý cũng khó khăn và khá, phức tạp. |
Hệ thống thông gió thu hồi năng lượng & thu hồi nhiệt |
– Giảm chi phí sưởi ấm và làm mát.
– Có sẵn dưới dạng cả mô hình treo tường hoặc cửa sổ nhỏ hoặc hệ thống thông gió trung tâm. – Tiết kiệm chi phí ở những vùng khí hậu có mùa đông hoặc mùa hè khắc nghiệt và chi phí nhiên liệu cao. |
– Chi phí lắp đặt có thể cao hơn các hệ thống thông gió khác.
– Có thể không hiệu quả về chi phí ở vùng khí hậu ôn hòa. – Có thể khó tìm được nhà thầu có kinh nghiệm và chuyên môn để lắp đặt các hệ thống này. – Yêu cầu chống đóng băng và sương giá ở vùng khí hậu lạnh. – Yêu cầu bảo trì nhiều hơn các hệ thống thông gió khác. |
Ô nhiễm không khí hiện đã trở thành vấn đề toàn cầu. Việc sử dụng hệ thống thông gió là biện pháp hữu ích cải thiện chất lượng không khí trong nhà bạn. Bạn có thể có nhiều lựa chọn về hệ thống thông gió để phù hợp với nhu cầu, mục đích, thời tiết và khu vực địa hình khu vực. Tuy nhiên, lắp đặt hệ thống thông gió là việc nên làm để giúp nâng cao và bảo vệ chất lượng không khí không gian của bạn.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] —. “Concepts and Types of Ventilation.” Nih.gov, World Health Organization, 2009, www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK143277/.
[2] “Whole-House Ventilation.” Energy.gov, www.energy.gov/energysaver/whole-house-ventilation.