Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy hiện nay có tới 48.6 triệu cặp đôi gặp phải vấn đề vô sinh hiếm muộn, khó có con. Trên thế giới, cứ 4 cặp đôi thì có 1 cặp đôi không thể sinh con. Tình trạng vô sinh đến từ rất nhiều nguyên nhân, và theo nhiều nghiên cứu, một trong những nguyên nhân là do ô nhiễm không khí.
Mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và vấn đề vô sinh
Các nhà khoa học cho biết, thiết kế nghiên cứu không giúp xác định được ô nhiễm không khí có thể gây hại đến khả năng sinh sản như thế nào, nhưng xác định được rằng các hạt ô nhiễm gây ra chứng viêm trong cơ thể và làm hỏng quá trình sản xuất trứng và tinh trùng.
Một nghiên cứu khác gần đây trên 600 phụ nữ đến khám tại một phòng khám vô sinh ở Mỹ cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngày càng nhiều có liên quan đến việc giảm số lượng trứng chín trong buồng trứng.
Ô nhiễm không khí có mối liên quan đến vấn đề vô sinh
Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Trung Quốc, nơi phụ nữ phải đăng ký với chính quyền trước khi có ý định mang thai. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu nắm được thông tin từ tất cả những phụ nữ đang muốn thụ thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiếp xúc với ô nhiễm hạt nhỏ cao hơn 10µg/m3 trong một năm có nguy cơ vô sinh cao hơn 20%. Được biết mức độ ô nhiễm trung bình tiếp xúc với hạt mịn tại nơi ở của các cặp vợ chồng Trung Quốc là 57µg/m3 và tại London Vương quốc Anh là khoảng 13µg/m3.
Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ không có thai sau 12 tháng cố gắng tăng từ 15% lên 26% khi so sánh giữa quý tiếp xúc với ô nhiễm thấp nhất với quý phải chịu đựng cao nhất. Các nhà nghiên cứu đã tính đến các yếu tố khác bao gồm tuổi tác, cân nặng, thu nhập, tần suất hút thuốc, tần suất uống rượu và tần suất tập thể dục.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng ô nhiễm không khí đang ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề vô sinh.
Giải pháp bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí xuất hiện ở cả ngoài trời lẫn trong nhà. Vì thế, chúng ta, đặc biệt là những phụ nữ muốn mang thai cần phải có những lưu ý để bảo vệ sức khỏe khỏi tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng hiện nay.
Cách phòng tránh ô nhiễm không khí ngoài trời
- Thay đổi lộ trình đi làm và tập thể dục ngoài trời: Bằng cách tránh xa các tuyến đường đông đúc nhất, bao gồm cả các tuyến đường dành cho xe tải, bạn có thể giảm lượng khí thải giao thông mà bạn hít phải. Ô nhiễm giao thông thường lên đến đỉnh điểm vào những giờ cao điểm, hãy tránh ra đường vào những thời điểm này nếu có thể.
- Kiểm tra Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) trong khu vực: Bằng cách kiểm tra chất lượng không khí hàng ngày của thành phố nơi bạn sống, bạn có thể lập kế hoạch thời gian an toàn nhất để tham gia các hoạt động ngoài trời. Vào những ngày chất lượng không khí xấu, hãy cân nhắc chuyển việc tập luyện của bạn sang phòng tập thể dục và lên lịch lại các buổi tập thể thao và dã ngoại.
- Sử dụng máy theo dõi chất lượng không khí di động: Bằng cách mang theo máy theo dõi chất lượng không khí dọc theo đường đi làm hoặc tập thể dục, bạn có thể biết được các điểm nóng về ô nhiễm không khí trong khu vực. Bạn cũng có thể theo dõi sự khác biệt về ô nhiễm trên các tuyến đường khác nhau và vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
- Lựa chọn khẩu trang: Bạn nên đeo khẩu trang bất kỳ lúc nào bạn ra khỏi nhà và lưu lý chọn khẩu trang được xếp hạng N95 trở lên – loại khẩu trang có thể giúp lọc các hạt ô nhiễm/bụi mịn trong không khí.
Nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí ngoài trời
Cách phòng tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Theo dõi không khí ngoài trời: Đóng cửa ra vào và cửa sổ trong những ngày chất lượng không khí xấu có thể giúp ngăn các chất ô nhiễm ngoài trời (như phấn hoa, khói bụi) xâm nhập vào nhà của bạn.
- Không sử dụng nhiên liệu đốt trong nhà: Đám cháy tạo ra nhiều loại vật chất dạng hạt (PM2.5) và chất ô nhiễm dạng khí (NO2, CO). Những chất ô nhiễm này sẽ không chỉ làm tăng ô nhiễm không khí trong nhà của bạn mà còn trong toàn bộ khu vực lân cận của bạn.
- Hạn chế sử dụng đồ gia dụng có thành phần hóa chất. Một số sản phẩm gia dụng như nước lau sàn, xịt thơm phòng,… có thể đem VOCs độc hại vào không khí ngay cả khi chúng không được sử dụng. Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ khuyến nghị chuyển sang sử dụng các sản phẩm không có hoặc ít VOCs và tránh các sản phẩm có hương thơm, chất gây kích ứng và các thành phần dễ cháy.
- Tăng khả năng thông gió: Bằng cách tăng cường luân chuyển không khí trong nhà và ngoài trời vào những ngày chất lượng không khí tốt, bạn có thể giúp giảm nồng độ các chất ô nhiễm không khí trong nhà. Bạn nên đặc biệt chú ý tăng cường thông gió khi dọn dẹp, nấu nướng, hoặc khi mới mua đồ nội thất mới, đồ điện tử hoặc các sản phẩm khác có thể thải khí VOCs.
- Sử dụng máy lọc không khí: Máy lọc không khí có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà của bạn. Hiện nay, nổi bật trong thị trường là thương hiệu máy lọc không khí Intellipure được tích hợp công nghệ DFS có khả năng loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật (mạt bụi), khí độc (VOCs) và bụi siêu mịn đến 0.002 µm với 99.99% hiệu quả.
Sử dụng máy lọc không khí giúp cải thiện hiệu quả vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí rất nguy hiểm, bất kể bạn đang ở trong nhà hay ở ngoài trời. Tuy nhiên, bằng cách tìm hiểu về các nguồn ô nhiễm trong cuộc sống và thực hiện các bước để tránh hoặc giảm thiểu phơi nhiễm, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe cá nhân, cũng như giúp phòng tránh tình trạng khó thụ thai ở những phụ nữ muốn sinh con.
Nguồn tham khảo:
https://molekule.science/when-air-pollution-gets-worse-10-tips-to-protect-yourself/
Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về không khí tại đây.