Hiệu ứng nhà kính đang có những tác động tiêu cực lên trái đất và điều này đang trở thành một vấn đề toàn cầu. Hiệu ứng nhà kính đang góp phần làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Vậy điều gì là nguyên nhân khiến hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên nghiêm trọng như vậy? Cùng chúng tôi khám phá những khí gây ra hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên làm ấm bề mặt Trái đất. Khi năng lượng của Mặt trời đến bầu khí quyển của Trái đất, một phần trong số đó bị phản xạ trở lại không gian và một số bị khí nhà kính hấp thụ và bức xạ lại.
Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên làm ấm bề mặt Trái đất
Việc nhiệt tụ lại gây ra những thay đổi trong cân bằng bức xạ của Trái đất – sự cân bằng giữa năng lượng nhận được từ mặt trời và phát ra từ Trái đất – làm thay đổi các kiểu khí hậu và thời tiết ở quy mô toàn cầu và khu vực.
Nguyên nhân và những khí gây ra hiệu ứng nhà kính?
Các khí gây ra hiệu ứng nhà kính bao gồm carbon dioxide, methane, nitrous oxide, ozone và một số hóa chất nhân tạo như chlorofluorocarbons (CFCs).
Carbon Dioxide (CO2)
Carbon Dioxide phát thải chủ yếu thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt tự nhiên và than đá), chất thải rắn, cây cối và các sản phẩm từ gỗ. Những thay đổi trong việc sử dụng đất cũng đóng một vai trò quan trọng. Phá rừng và suy thoái đất làm tăng thêm khí carbon vào bầu khí quyển, trong khi rừng mọc lại sẽ đưa nó ra khỏi bầu khí quyển.
CO2 chiếm 80% nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
Methane (CH4)
Methane đến từ nhiều nguồn, bao gồm các hoạt động của con người như khai thác than, sản xuất và phân phối khí tự nhiên, phân hủy chất thải trong các bãi chôn lấp, và quá trình tiêu hóa trong chăn nuôi và nông nghiệp. Các nguồn khí methane tự nhiên bao gồm các vùng đầm lầy và gò mối.
Nitrous Oxide (N2O)
Nitrous Oxide phát thải trong các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp, cũng như trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và chất thải rắn.
Các hóa chất tổng hợp
Các hóa chất tổng hợp khác nhau, chẳng hạn như hydrofluorocarbon, perfluorocarbon, sulfur hexafluoride và các loại khí tổng hợp khác, được thải ra do sử dụng thương mại, công nghiệp hoặc gia dụng.
Các loại khí khác
Nhiều loại khí khác được biết là giữ nhiệt trong khí quyển. Các ví dụ bao gồm hơi nước – xuất hiện tự nhiên như một phần của chu trình nước toàn cầu, và ozone – xuất hiện tự nhiên trong tầng bình lưu và được tìm thấy trong tầng đối lưu phần lớn do các hoạt động của con người.
Hiệu ứng nhà kính gây ra những hậu quả gì?
Hiệu ứng nhà kính có ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường và sức khỏe. Hiệu ứng nhà kính gây ra biến đổi khí hậu bằng cách giữ nhiệt, và chúng cũng góp phần gây ra khói bụi và ô nhiễm không khí. Thời tiết khắc nghiệt, nguồn cung cấp lương thực bị gián đoạn và cháy rừng gia tăng là những tác động khác của biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính gây ra. Khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến xã hội và hệ sinh thái theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ:
- Khí hậu ấm hơn dự kiến sẽ vừa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh và tử vong do nắng nóng, vừa làm tăng một số loại ô nhiễm không khí.
- Những đợt nắng nóng, lũ lụt và hạn hán khắc nghiệt hơn được dự báo sẽ xảy ra khi khí hậu ấm hơn. Những điều này có thể làm giảm năng suất cây trồng.
- Mực nước biển dâng có thể làm xói mòn và làm ngập các hệ sinh thái ven biển và xóa bỏ các vùng đất ngập nước.
- Biến đổi khí hậu có thể thay đổi nơi các loài sinh sống và cách chúng tương tác, điều này có thể làm biến đổi cơ bản các hệ sinh thái hiện tại.
Những điều này và các khía cạnh khác của biến đổi khí hậu đang làm gián đoạn cuộc sống của người dân và gây thiệt hại cho một số lĩnh vực của nền kinh tế các nước.
Hiệu ứng nhà kính gây ra biến đổi khí hậu
Thế giới đã có những động thái nào để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính?
Hầu như mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, từ sản xuất đến nông nghiệp, giao thông vận tải đến sản xuất điện đều tạo ra hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển. Vì vậy, tất cả đều phải làm quen với việc phát triển mà không tạo ra nhiên liệu hóa thạch nếu chúng ta muốn tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.
Các quốc gia trên thế giới đã thừa nhận thực tế này với “Thỏa thuận Khí hậu Paris” năm 2015. Những thay đổi sẽ rất quan trọng đối với các quốc gia phát thải nhiều nhất, theo thông kê, có 20 quốc gia chịu trách nhiệm cho ít nhất 3/4 lượng phát thải hiệu ứng nhà kính trên thế giới, trong đó Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Ấn Độ dẫn đầu.
Hầu hết các công nghệ để giảm phát thải hiệu ứng nhà kính đã được ra đời. Chúng bao gồm việc hoán đổi nhiên liệu hóa thạch lấy các nguồn tái tạo, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và không khuyến khích phát thải carbon bằng cách định giá chúng.
Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu được những nguy cơ mà hiệu ứng nhà kính gây ra cho trái đất. Thực chất, chính những hoạt động của con người đã và đang góp phần tạo ra hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới cần có những động thái để đưa ra giải pháp ngăn chặn hiện tượng này trước những hậu quả khôn lường mà con người sẽ phải gánh chịu.
Nguồn tham khảo:
- https://www.epa.gov/report-environment/greenhouse-gases
- https://www.epa.gov/climate-indicators/greenhouse-gases
- https://www.awe.gov.au/science-research/climate-change/climate-science/understanding-climate-change
- https://www.nationalgeographic.com/environment/article/greenhouse-gases
Tìm hiểu thêm thông tin cơ bản và chuyên sâu về không khí tại đây.