Giấc ngủ là một hoạt động cần thiết của con người, mỗi ngày chúng ta nên ngủ từ 7 – 8 tiếng để đảm bảo sức khỏe và giữ tinh thần luôn ở trạng thái tỉnh táo. Tuy nhiên khi ngủ có một vài yếu tố nếu không được kiểm soát sẽ gây gián đoạn giấc ngủ như nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh và chất lượng không khí. Ô nhiễm không khí trong nhà là một nguyên nhân gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ, khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng đường thở bị thu hẹp và mức oxy thấp trong khi ngủ. Người mắc hội chứng này phải thức suốt đêm để hít thở sâu, khiến giấc ngủ không được ngon.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể cảm thấy như đang thở hổn hển vào ban đêm hoặc thức dậy vào buổi sáng với cảm giác mệt mỏi. Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể khiến người mắc bị đau đầu hoặc tâm trạng không vui.
Lý do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ
Nghiên cứu khoa học đầu những năm 2010 đã bắt đầu thiết lập mối liên hệ có thể kiểm chứng giữa ô nhiễm không khí trong nhà và chất lượng giấc ngủ, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ. Có tới 17% người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị rối loạn nhịp thở khi ngủ, phần lớn là mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường trải qua hiện tượng ngưng thở trong thời gian ngắn khi ngủ, xảy ra nhiều lần mỗi đêm và gây rối loạn giấc ngủ cực độ.
Ô nhiễm không khí trong nhà dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp, giảm chất lượng giấc ngủ và tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng mức độ ô nhiễm không khí gia tăng làm tăng nguy cơ thở nông hoặc ngưng thở trong khi ngủ.
Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ
Sự hiện diện của vật chất dạng hạt (bụi mịn) chỉ tăng 5 microgram, gây kích ứng niêm mạc mũi, miệng và cổ họng, có thể dẫn đến nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn 60%. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tình trạng ngưng thở khi ngủ và gián đoạn giấc ngủ này xảy ra không khác biệt dân tộc, mức thu nhập, vùng lân cận và các tình trạng thể chất khác, chẳng hạn như tăng huyết áp và tiểu đường.
Ngoài ra, vật chất dạng hạt (bụi mịn) bên trong phòng ngủ làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ. Các nghiên cứu cho thấy 68% mọi người trải qua giấc ngủ kém với môi trường phòng ngủ chứa nhiều bụi mịn. Rối loạn hô hấp trong khi ngủ, bao gồm cả chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt mạnh trong mùa khô. Tình trạng rối loạn nhịp thở khi ngủ xảy ra ít thường xuyên hơn trong những mùa có độ ẩm cao.
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí trong nhà
Kiểm soát nấm mốc và mạt bụi
Loại bỏ mọi nguồn nước đọng – đường ống bị rò rỉ, khoảng trống trên khung cửa sổ, phòng tắm và nhà bếp không thông thoáng là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
Mạt bụi là một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến khác được tìm thấy trong phòng ngủ. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn mạt bụi trong phòng, nhưng bạn có thể giúp hạn chế sự hiện diện của chúng trong nhà bằng cách giảm độ ẩm, sử dụng bộ đồ giường chống mạt bụi và loại bỏ những nơi chúng thích tụ tập như thảm, rèm và đồ nội thất bọc vải.
Mạt bụi là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
Lưu thông không khí
Mặc dù một làn gió mát có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, nhưng nó sẽ không cải thiện chất lượng không khí trừ khi đến từ một nguồn sạch hơn không khí trong nhà của bạn. Bật quạt và mở cửa sổ hoặc cửa ra vào có thể giúp giữ khí cacbonic không tăng đến mức nguy hiểm, nhưng hoạt động này có thể không giúp ích cho các loại ô nhiễm khác.
Lưu thông không khí giúp giảm ô nhiễm không khí trong nhà
Nếu không khí bên ngoài nhà bạn ô nhiễm hơn không khí trong nhà, thì việc mở cửa sổ thực sự có thể làm tăng ô nhiễm không khí trong nhà. Tùy thuộc vào nguồn ô nhiễm không khí trong nhà, mở cửa bên trong có thể là một phương pháp thông gió tốt hơn.
Ngoài phương pháp thông gió tự nhiên, lắp đặt hệ thống HVAC (Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí) cũng là một giải pháp hiệu quá để luân chuyển luồng không khí trong nhà được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyên dùng.
Sử dụng máy lọc không khí
Máy lọc không khí được chứng minh có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ bởi loại thiết bị này có khả năng xử lý các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi sử dụng, bạn nên đảm bảo rằng cửa hút không khí không bị chặn bởi tường hoặc vật cản khác. Tuy nhiên, nó không thể thay thế hệ thống thông gió đầy đủ, ngăn cản sự tích tụ khí cacbonic.
Sử dụng máy lọc không khí giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà
Thông thường, phòng ngủ là phòng được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các ngôi nhà. Chính vì vậy, chất lượng không khí trong phòng ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ (sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn). Cải thiện chất lượng không khí trong phòng ngủ là một bước cần thiết trong việc ngăn chặn ô nhiễm không khí trong nhà và giúp bạn có thể thức dậy vào mỗi buổi sáng với cảm giác thư thái và sảng khoái.
Nguồn tham khảo:
https://molekule.science/how-does-indoor-air-quality-impact-sleep/
https://www.healthline.com/health/sleep/shortness-of-breath-at-night
Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về không khí tại đây.