Carbon monoxide (CO) là một chất khí không mùi, không màu và rất độc hại. Bởi vì bạn không thể nhìn thấy, nếm hoặc ngửi thấy mùi của loại khí này, nên khí CO có thể giết chết bạn trước khi bạn nhận ra nó đang ở trong nhà mình. Ảnh hưởng của việc phơi nhiễm CO ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể, nồng độ và thời gian tiếp xúc. Dưới đây là 6 thói quen đã vô tình khiến nồng độ CO trong nhà tăng cao mà chúng ta không hề biết.
1. Tắm bằng bình nước nóng
Bình nước nóng sản sinh ra CO là loại bình sử dụng gas để làm nóng nước. Loại máy này hút khí oxy trong phòng và thải ra khí đốt có chứa CO trong quá trình đốt cháy. Càng tắm lâu trong môi trường kín, lượng CO trong phòng càng lớn dễ dẫn đến ngộ độc.
Khi nồng độ CO trong không khí tăng lên 0,04-0,06% sẽ xuất hiện tình trạng ngộ độc nhẹ. Hít phải quá nhiều loại khí này có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, yếu tay chân, khó thở… Chỉ mất vài giây để một người hít phải CO bị nhiễm độc, trong hoàn cảnh đó nạn nhân đã không còn sức lực để tự cứu chính mình.
Sử dụng máy nước nóng gas có thể gây nhiễm độc khí CO
Phòng tắm phải được thiết kế thông thoáng để đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng bình nước nóng, giúp tránh bị ngộp trong trường hợp bị rò rỉ gas. Đồng thời, các gia đình cũng nên sử dụng các loại máy nước nóng năng lượng mặt trời hoặc sản xuất theo các công nghệ hiện đại.
2. Nấu ăn ở bếp trong nhà
Nấu trên bếp, đặc biệt là bếp ga có thể tạo ra hàm lượng CO cao, một sản phẩm phụ của khí đốt ở nhiệt độ cao.
Thói quen nấu ăn hằng ngày cũng có thể gây nhiễm độc khí CO
Việc hít phải khí CO này dễ dẫn đến các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở. Nếu nặng hơn thì sẽ xảy ra hiện tượng toát mồ hôi, tinh thần hoảng loạn, da dẻ tái nhợt, bước đi không vững, thị lực suy giảm, thậm chí là rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh.
3. Hút thuốc lá trong nhà
Khi hút một điếu thuốc (bao gồm cả thuốc lá được sản xuất hoặc tự cuộn lại), CO sẽ thay thế một phần oxy đi vào phổi và đi vào máu, ngăn cản các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.
Khí CO trong khói thuốc rất nguy hiểm với người hút và cả những người xung quanh
Điều này không chỉ nguy hiểm cho chính người hút mà cả những người xung quanh khi hít phải khói thuốc. Nhất là đối với phụ nữ đang mang thai vì nó làm mất oxy của em bé trong bụng, làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của em bé, đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
4. Nổ máy xe trong nhà
Hầu hết các nhà ở hiện nay thường được thiết kế chỗ để xe liền với nhà ở. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường có thói quen nổ máy xe ngay từ trong nhà, khi đó trong khói xe có chứa một hàm lượng khí CO sẽ lan truyền vào toàn bộ không khí trong nhà.
Nổ máy xe trong nhà cũng góp phần tăng nồng độ khí CO
Kể cả khi loại bỏ thói quen nổ máy xe trong nhà, nhưng nếu nhà ở gần sát mặt đường, hay gần bãi đỗ xe thì khi mở cửa ra khói bụi chứa CO từ các xe ngoài mặt đường cũng vẫn có thể xâm lấn, tràn vào trong nhà. Từ đó vẫn gây tăng nồng độ khí CO trong nhà lên.
5. Sử dụng máy phát điện
Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng bộ môn Thiết bị điện, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, máy phát điện chạy bằng xăng hoặc bằng dầu chứa rất nhiều loại khí độc hại như CO và CO2. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra ngạt khí có thể dẫn đến tử vong.
Đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc khí CO do sử dụng máy phát điện
Khuyến cáo đưa ra, theo TS. Trần Văn Thịnh, khi sử dụng máy phát điện hãy đặt ở nơi thoáng khí. Tuyệt đối không để trong phòng kín, phòng nhỏ chật hẹp. Khi phát hiện các nạn nhân bị ngạt khí, cần nhanh chóng mở các cửa để không khí tràn vào, nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi nơi có khí độc, nếu người bệnh thở yếu hoặc bất tỉnh cần phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.
Xem thêm: Thiết bị đo lường chất lượng không khí tốt nhất trong nhà
6. Đốt than củi sưởi ấm trong nhà
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nhiều người có thói quen đốt lửa, đốt than để sưởi ấm trong các không gian khép kín. Đây thực sự là thói quen không tốt cho sức khỏe, vì quá trình này sinh ra rất nhiều khí CO.
Quá trình đốt lửa sưởi ấm sinh ra rất nhiều khí CO
Thời tiết càng lạnh, mọi người càng đóng cửa để giữ ấm. Một căn phòng thường xuyên đóng kín cửa sẽ khiến không khí trong phòng khô nóng, không lưu thông được. Những người trong phòng khi hít thở bằng chính không khí nóng kết hợp với khí do hơi thở người tạo ra có thể dẫn đến hiện tượng ngột ngạt, thiếu khí. Vậy nên, trong khi bật điều hòa, máy sưởi, bạn vẫn nên mở nhẹ cửa hoặc bật quạt thông gió để không khí được lưu thông.
Trên đây là 6 thói quen có thể khiến cho nồng độ CO trong nhà bạn tăng cao. Để hạn chế các thói quen này, bạn có thể chủ động tìm kiếm các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát nồng độ CO cũng như trang bị cho ngôi nhà các thiết bị phù hợp để giúp không gian sống trở nên trong lành hơn.
Mời bạn tìm hiểu và cập nhật các thông tin về Không khí tại đây.