Ô nhiễm không khí có nguy cơ gây trầm cảm?

Ô nhiễm không khí đang là vấn đề của toàn cầu bởi vấn đề này không chỉ xảy ra ở ngoài trời mà còn ở trong không gian sống. Ô nhiễm không khí không chỉ gây ra những vấn đề về sức khỏe thể chất, mà nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự thật này trong nội dung bài viết dưới đây. 

Sự thật về việc ô nhiễm không khí có nguy cơ gây trầm cảm

Nghiên cứu trên động vật

Trong một nghiên cứu tại Đại học Ohio States, các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm trên chuột và chia làm 2 nhóm: chuột tiếp xúc với không khí ô nhiễm và chuột tiếp xúc với không khí đã được lọc trong sáu giờ một ngày, năm ngày một tuần trong 10 tháng. Không khí bị ô nhiễm bao gồm nồng độ các chất ô nhiễm dạng hạt PM2.5 ở mức nồng độ tương tự như những gì con người tiếp xúc ở các khu vực đô thị.

Liệu ô nhiễm không khí có nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm?

Trong thí nghiệm, những con chuột tiếp xúc với không khí ô nhiễm có nhiều hành vi giống như trầm cảm hơn so với nhóm hít thở không khí được lọc. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra não của những con chuột tiếp xúc với không khí ô nhiễm, họ phát hiện ra rằng vùng não được gọi là hồi hải mã (hippocampus – vị trí ở não có liên quan đến khả năng học tập, trí nhớ và chứng trầm cảm) đã phát triển khác với những con chuột hít thở không khí sạch.

Các nghiên cứu khác trên chuột đã báo cáo rằng tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm dẫn đến tình trạng viêm lan rộng, bao gồm cả viêm hồi hải mã.

Nghiên cứu trên con người

Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) đã lựa chọn 352 người khỏe mạnh cư trú tại Bắc Kinh, Trung Quốc – nơicó mức độ ô nhiễm không khí tương đối nghiêm trọng (do nồng độ PM2.5 cao) để kiểm tra về tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe tinh thần.

Đối với mỗi người tham gia, các nhà nghiên cứu đã phân tích một số biến thể di truyền có liên quan đến chứng trầm cảm để ước tính khả năng di truyền của người tham gia với bệnh trầm cảm.

Để ước tính mức độ phơi nhiễm PM2.5 cho từng cá nhân, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu giám sát không khí thu được từ trạm giám sát chất lượng không khí thành phố gần nhà nhất của mỗi người trong 6 tháng trước khi nghiên cứu.

Một nghiên cứu tại Bắc Kinh đánh giá mức độ ô nhiễm không khí có tác động lên sức khỏe tinh thần

Những người tham gia khảo sát có xu hướng gia tăng phản ứng lo lắng hoặc có các triệu chứng trầm cảm trước một tình huống. Các nhà khoa học đã đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm của từng người tham gia bằng bảng câu hỏi.

Khảo sátphát hiện ra rằng tiếp xúc với PM2.5 có liên quan đến hiệu suất kém trong các bài kiểm tra nhận thức, lý luận và giải quyết vấn đề. Mức độ lo lắng, trầm cảm cao cũng liên quan đến việc tiếp xúc với PM2.5.

Vì vậy có thể kết luận rằng, ô nhiễm không khí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, đặc biệt là nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm. 

Giải pháp ngăn ngừa trầm cảm do ô nhiễm không khí

Hai nghiên cứu trên đều nhắc đến những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và cụ thể là tác động của bụi mịn PM2.5 lên sức khỏe tinh thần. Bụi mịn PM2.5 có nguyên nhân từ các yếu tố ngoài môi trường như khí thải nhà máy, phương tiện giao thông. Tuy nhiên bụi mịn PM2.5 cũng được sản sinh ra từ trong chính không gian sống của chúng ta. Dưới đây là những giải pháp để hạn chế tối đa các tác nhân gây ra bụi mịn PM2.5 trong nhà:

Hạn chế sử dụng nhiên liệu đốt

Những thói quen sinh hoạt thường ngày của chúng ta có thể gây ra một lượng bụi mịn đáng kể mà chúng ta không hề biết. Cụ thể, việc sử dụng lò sưởi đốt bằng than/củi, đốt nến thơm và nấu ăn (chiên, xào, rán, nướng) là những nguyên nhân sản sinh ra bụi mịn trong không gian sống. Đối với thói quen nấu nướng, chúng ta có thể tăng cường những món ăn chế biến bằng phương thức hấp hoặc luộc nhiều hơn.

Quá trình đốt nến có thể sinh ra bụi mịn PM2.5 gây ô nhiễm không khí

Nhìn chung, hãy hạn chế những thói quen này để ngăn ngừa bụi mịn PM2.5 trong ngôi nhà là thực sự cần thiết.của mình.

Ngừng sử dụng thuốc lá

Thuốc là không chỉ sinh ra khói thuốc gây độc hại cho người hút lẫn những người xung quanh, quá trình đốt cháy thuốc còn sản sinh ra khí CO2 (gây đau đầu, mệt mỏi) và bụi mịn PM2.5. Chính vì thế, nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng sử dụng để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn ô nhiễm không khí.

Bụi mịn từ quá trình đốt thuốc lá gây ra ô nhiễm không khí

Sử dụng máy lọc không khí

Máy lọc không khí là một thiết bị giúp xử lý các chất ô nhiễm trong không gian sống bằng cách hút những chất này vào trong máy, lọc qua các tấm lọc sau đó đẩy không khí sạch ra ngoài. Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại máy lọc không khí được ra mắt và phổ biến nhất là các loại máy lọc không khí với công nghệ lọc HEPA. Công nghệ lọc HEPA có khả năng lọc bụi mịn với kích thước từ 0.3 μm hoặc 0.12 μm. Tuy nhiên, hơn 90% các hạt ô nhiễm nguy hiểm nhất trong không khí đều nhỏ hơn 0.1 μm.

Sử dụng máy lọc không khí là giải pháp hiệu quả để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nhà

Năm 2016, thương hiệu Intellipure đã tích hợp thành công công nghệ lọc DFS vào máy lọc không khí Intellipure. Điều làm cho công nghệ lọc DFS trở nên ưu việt hơn cả đó là ngoài khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật và khí độc trong nhà, DFS còn lọc được bụi siêu mịn có kích thước tại 0.002 μm. Chính vì điều này, máy lọc không khí Intellipure đã được kiểm chứng là loại máy lọc không khí có công nghệ lọc hiệu quả nhất thế giới. Với máy lọc không khí Intellipure, bụi mịn PM2.5 sẽ không còn là mối lo ngại.

Sức khỏe thể chất quan trọng, sức khỏe tinh thần còn quan trọng hơn bởi tinh thần quyết định mọi việc mà chúng ta làm. Chính vì thế hãy lưu tâm đến những vấn đề về ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 bởi chúng có thể gây ra căn bệnh trầm cảm ở con người. 

Nguồn tham khảo:

https://www.libd.org/new-study-finds-genes-and-air-pollution-multiply-healthy-peoples-risk-of-depression/

https://www.pnas.org/content/118/46/e2109310118

https://www.medicalnewstoday.com/articles/exposure-to-air-pollutants-may-amplify-risk-for-depression-in-healthy-individuals#Cognition-and-trait-anxiety

https://www.iqair.com/blog/air-quality/air-pollution-may-play-role-in-depression

Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về không khí tại đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top