Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời đều có mối liên hệ chặt chẽ với căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đối với những người đã mắc COPD, việc phải sống thường xuyên ở nơi không khí ô nhiễm rất nguy hại. Điều này có thể dẫn tới các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ và khiến cho tần suất các đợt cấp COPD xảy ra thường xuyên hơn. Hãy cùng Học viện Không khí tìm hiểu về cách phòng tránh các tác hại của ô nhiễm không khí đối với bệnh nhân COPD qua bài viết dưới đây.
Những hiểu biết cơ bản về COPD
Thông tin chung về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đặc trưng bởi sự giới hạn về luồng khí thở gây ra do đáp ứng viêm và hít phải các chất khí độc hại. Hai loại COPD phổ biến hiện nay gồm: Viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính (được xác định trên lâm sàng) và Khí phế thũng (được xác định qua giải phẫu bệnh hay X-quang).
Nguyên nhân chủ yếu gây ra COPD
Triệu chứng của bệnh COPD là ho đờm và khó thở phát triển qua nhiều năm. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm rì rào phế nang giảm, nhịp thở kéo dài và thở khò khè. Các trường hợp nặng có thể có biến chứng do giảm cân, tràn khí màng phổi, các đợt cấp mất bù thường xuyên, suy tim phải và/hoặc suy hô hấp cấp hoặc mạn tính.
Có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra COPD: Phơi nhiễm hít vào và yếu tố di truyền.
Theo Robert A. Wise – Tiến sĩ Y khoa của Trung tâm Hen suyễn và Dị ứng Johns Hopkins, COPD hiện đang gia tăng trên toàn thế giới do sự gia tăng hút thuốc ở các nước đang phát triển và sự chuyển biến xấu của ô nhiễm không khí.
Tử vong do COPD gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia đang phát triển và cả các nước phát triển. COPD ảnh hưởng đến 64 triệu người và gây ra 3,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2015 và dự kiến sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trên toàn cầu vào năm 2030.
Mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và COPD
Tỷ lệ tử vong gia tăng do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời đối với bệnh nhân COPD
Ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí trong nhà đến COPD
Ô nhiễm không khí trong nhà được hình thành từ các chất kích thích, gây hại được sử dụng bên trong nơi ở.
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Phần lớn các bệnh nhân COPD đã từng hút thuốc hiện tại hoặc trước đây. Bên cạnh đó, việc sinh hoạt dưới môi trường khói thuốc trong một thời gian dài có thể khiến những người chưa từng sử dụng thuốc lá phát triển bệnh COPD.
Anna Nicholson của tờ báo COPD.net đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa hút thuốc là và COPD như sau:.
- Từ 15% đến 20% người hút thuốc phát triển mầm bệnh.
- Có đến 90% các trường hợp COPD là hậu quả của tổn thương phổi do hút thuốc.
- Khoảng 75% những người mắc COPD Giai đoạn II, III hoặc IV là những người đã từng sử dụng thuốc lá.
- Hút thuốc lá là nguyên nhân của 90% trường hợp tử vong có liên quan đến COPD.
Nguyên nhân thứ hai gây ra bệnh phổi COPD là ô nhiễm không khí trong quá trình sử dụng, tiêu thụ nhiên liệu đốt trong nhà. Thực tế, việc hít phải khói từ nhiên liệu cháy có thể làm tổn thương phổi theo thời gian và gây ra COPD.
Đặc biệt, phụ nữ và trẻ em dành nhiều thời gian trong nhà cũng có nguy cơ mắc COPD cao nhất do bếp gas không được thông thoáng với máy hút mùi ra bên ngoài (có thể làm tăng tiếp xúc với nitơ đioxit, cacbon monoxit và fomandehit), hay các hoạt động sử dụng lò sưởi, đốt lửa bằng củi.
Vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng đối với những ngôi nhà không có hệ thống thông gió tốt. Bởi quá trình đốt nhiên liệu sẽ sản sinh ra các chất độc và CO2 tích tụ lâu trong không khí.
Ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí ngoài trời đến COPD
Ô nhiễm không khí ngoài trời, hay còn được gọi là “Ô nhiễm không khí đô thị”, thường xuất hiện ở các thành phố lớn với tình trạng giao thông đông đúc và tập trung nhiều khu công nghiệp lớn.
Các khu vực đô thị với dân số cao, với mật độ phương tiện cá nhân dày đặc thường là nơi chứa đầy chất ô nhiễm như Ozone và các hạt vật chất trong không khí.
Ô nhiễm không khí tại các khu vực đô thị
Không khí ngoài trời bị ô nhiễm nặng chứa hàng nghìn hạt bụi có hại khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của các bệnh nhân COPD.
Bệnh nhân mắc bệnh COPD
Người già, trẻ em và những người gặp phải tình trạng sức khỏe như COPD hay hen suyễn là những đối tượng có nguy cơ cao gặp nguy hiểm từ các vấn đề ô nhiễm không khí. Tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ phát triển COPD. Đặc biệt, nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn tới các cơn COPD nguy hiểm.
Giải pháp cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ ô nhiễm không khí
Hãy tập thở thường xuyên và khoa học
Bệnh nhân COPD được khuyến cáo sử dụng dụng cụ thông khí không xâm nhập để đảm bảo quá trình hô hấp của họ. Hoạt động này hỗ trợ người bệnh thở thông qua mặt nạ, mũ bảo hiểm hoặc mặt nạ mũi.
Tập thở bằng mũi
Bên cạnh đó, việc tập thở bằng mũi thay vì bằng miệng có thể hạn chế sự tiếp cận của các hạt chất độc hại đối với cơ thể.
Không hút thuốc lá
Về vấn đề ô nhiễm không khí, đa số những người bị COPD dành nhiều thời gian ở trong nhà. Vậy nên, điều quan trọng đầu tiên là thực hiện các bước để cải thiện chất lượng không khí trong nhà của bạn.
Trước hết, hãy tránh hút thuốc trong nhà: Bỏ thuốc lá chính là giải pháp tốt nhất giúp các bệnh nhân COPD cải thiện sức khỏe. Đặc biệt việc hút thuốc tại không gian kín có thể không chỉ gây ảnh hưởng đến chính mình mà còn cả những người xung quanh.
Hạn chế sử dụng nhiên liệu đốt cháy trong nhà
Bạn có thể sử dụng nhiên liệu đốt sạch nhất như điện. Ngoài ra khí tự nhiên hay propane cũng có thể là một sự lựa chọn cân nhắc
Đầu tư hệ thống thông gió và lọc không khí
Sử dụng các sản phẩm điều hòa không khí
Bạn có thể đóng cửa sổ và sử dụng các sản phẩm điều hòa không khí ở chế độ tuần hoàn để chất lượng môi trường được cải thiện hơn. Cuối cùng, các bệnh nhân COPD cần tránh căng thẳng và thực hành thiền, tập thể dục buổi sáng để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Bạn có thể loại bỏ các mạt bụi trong khu vực sinh hoạt bằng cách giặt khăn trải giường xuyên, sắp xếp đồ đạc sinh hoạt và giữ cho độ ẩm trong nhà dưới 50%. Bên cạnh đó, bếp gas và không gian căn bếp của bạn nên được cài đặt hệ thống thông gió tốt và ổn định.
Trồng cây xanh tại không gian sống
Trồng nhiều cây xanh
Trồng nhiều cây xanh trong nhà là một cách tối ưu và tiết kiệm để cải thiện chất lượng không khí cho khu vực sống. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một vài cây trồng trong nhà có thể làm giảm đáng kể lượng không khí ô nhiễm trong nhà của bạn.
Kết lại, có nhiều bằng chứng đã cho thấy tác động của ô nhiễm không khí với tỷ lệ lưu hành và mắc COPD ở con người. Bạn có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp phòng tránh nêu trên để hạn chế những tác động của ô nhiễm không khí và giảm thiểu nguy cơ mắc COPD.
Cập nhật những thông tin chuyên sâu mới nhất về không khí tại đây.