Hiện nay, có rất nhiều biện pháp bảo vệ để phòng chống nguy cơ nhiễm bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách,… Điều này đặc biệt trở nên phổ biến trong thời kỳ dịch bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, trong đó phải kể đến chất lượng không khí. Dưới đây là ba yếu tố về không khí trong nhà có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng khả năng bị nhiễm trùng của bạn.
1. Nhiệt độ thấp
Nghiên cứu tại Đại học Yale (2015) chỉ ra rằng, Rhinovirus là nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm lạnh thông thường. Rhinovirus tái tạo tốt hơn ở nhiệt độ mát hoặc thời tiết lạnh, khô khiến virus có thể lây nhiễm và tồn tại trong cơ thể lâu hơn.
Chảy nước mũi do nhiệt độ không khí trong nhà thấp cũng có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Khi nước mũi chảy ra, bạn chạm vào mặt thường xuyên hơn và làm tăng nguy cơ truyền virus từ bề mặt bị ô nhiễm vào đường mũi. Hỉ mũi thường xuyên cũng có thể gây kích ứng da, đưa các mao mạch đến gần bề mặt và khiến virus tiếp cận trực tiếp hơn với máu. Hơn nữa, nhiệt độ ngoài trời lạnh giá buộc chúng ta phải dành nhiều thời gian hơn ở trong nhà, nơi làm tăng khả năng tiếp xúc và nhiễm khuẩn.
Không khí có nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
Bên cạnh mùa đông, các mùa khác cũng là thời điểm bạn cần quan tâm đến nhiệt độ. Việc điều chỉnh nhiệt độ trong nhà bằng điều hòa không khí là một việc quan trọng để bảo đảm sức khỏe.
2. Độ ẩm thấp
Độ ẩm thấp là lý do thứ hai khiến mùa đông có liên quan đến các bệnh cảm cúm. Không khí lạnh giữ ẩm ít hơn không khí ấm, vì vậy độ ẩm ngoài trời giảm xuống một cách tự nhiên cùng với nhiệt độ. Hệ thống sưởi trong nhà làm trầm trọng thêm vấn đề bởi chúng làm khô những gì hơi ẩm còn sót lại bên trong nhà, văn phòng và các không gian công cộng khác.
Nghiên cứu của tạp chí American Society of Microbiology (2014) chỉ ra rằng môi trường có độ ẩm thấp giúp virus như cúm tồn tại trong không khí trong thời gian dài hơn, do đó làm tăng nguy cơ tiếp xúc và khả năng bùng phát.
Trong một nghiên cứu của CDC, các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình nộm “thở” và “ho” để mô phỏng cách lây lan của bệnh cúm và kiểm tra xem độ ẩm ảnh hưởng đến tốc độ lây truyền như thế nào. Khi độ ẩm trong nhà thấp (23%), 70 đến 77% các hạt virus cúm đã “ho” vào không khí vẫn có thể lây nhiễm một giờ sau đó. Khi độ ẩm trong không khí tăng lên 43%, chỉ 14% các hạt virus vẫn còn lây nhiễm sau một giờ. Trên thực tế, độ ẩm cao hơn khiến hầu hết các phân tử virus cúm bị phá vỡ và không hoạt động chỉ sau 15 phút.
Sử dụng máy bù ẩm giúp kiểm soát độ ẩm trong không khí
Độ ẩm trong nhà cũng thay đổi theo mùa, độ ẩm cao vào mùa hè sẽ khiến các loại vi sinh vật (nấm mốc, vi khuẩn,…) phát triển. Vì thế, giải pháp cho vấn đề độ ẩm là sử dụng máy bù ẩm để cân bằng độ ẩm trong nhà.
3. Nồng độ PM2.5 cao
Nghiên cứu của Chronic Disease and Translational Medicine (2018) đã xác nhận mối liên hệ giữa các hạt vật chất (bụi mịn PM2.5) và các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh chàm. Đối với những người có khuynh hướng di truyền đối với một số điều kiện nhất định, ô nhiễm không khí có thể đóng vai trò là tia lửa môi trường khiến những gen này được biểu hiện.
Ngay cả khi bạn không có triệu chứng nào, việc tiếp xúc với nồng độ PM2.5 cao trong không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu của Crossmark chỉ ra rằng tiếp xúc với PM2.5 cao có thể gây viêm đường thở mãn tính và làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp cũng như các biến chứng lâu dài khác. Mức PM2.5 tăng cao cũng có thể tăng cường các phản ứng miễn dịch và viêm dị ứng tự nhiên của cơ thể, về lâu dài có thể dẫn đến mẫn cảm dị ứng (phát triển dị ứng).
Sử dụng máy lọc không khí giúp loại bỏ bụi mịn trong nhà
Giải pháp được nhiều người sử dụng để kiểm soát mức PM2.5 và cải thiện chất lượng không khí trong nhà đó là sử dụng máy lọc không khí. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy lọc không khí với nhiều công nghệ lọc khác nhau. Sự hiệu quả của các công nghệ lọc phụ thuộc vào khả năng lọc kích thước của hạt bụi. Trong đó, nổi bật nhất là công nghệ cũ HEPA (được chứng nhận lọc Hạt nhỏ tại 0.3 µm, với hiệu quả 99,99%) và công nghệ tân tiến DFS (được chứng nhận lọc Hạt nhỏ tới 0.002 µm, với hiệu quả 99,99%).
Việc đảm bảo chất lượng không khí đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Mặc dù không thể thay đổi điều kiện ngoài trời, nhưng bạn có thể thực hiện các giải pháp để cải thiện môi trường trong nhà và giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo:
https://blog.getawair.com/3-air-quality-factors-that-impact-your-risk-of-getting-sick
Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về không khí tại đây.