Mùa xuân, hạ và thu được đánh giá là khoảng thời gian bùng phát phấn hoa. Đối những người bị dị ứng theo mùa, đó là hàng tháng trời ngứa mắt, nghẹt mũi, ngứa cổ họng và đau xoang. Trên thực tế, hơn 50 triệu người ở Hoa Kỳ bị dị ứng với một số loại bệnh, theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ. Vậy bạn có thể làm gì để thoát những phiền toái của dị ứng phấn? Hãy cùng Học viện không khí theo dõi và tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dị ứng phấn là gì?
Thông tin chung về dị ứng phấn
Phấn hoa là một trong những tác nhân hàng đầu gây dị ứng theo mùa trên toàn cầu. Dị ứng phấn hoa thường được gọi là “sốt cỏ khô”.
Phần lớn phấn hoa gây ra phản ứng dị ứng đến từ cây cối, cỏ và cỏ dại. Những cây này tạo ra những hạt phấn nhỏ, nhẹ và khô, bay theo gió. Sau đó, các hạt phấn có thể tìm đường vào mắt, mũi và phổi, gây ra các triệu chứng nếu người bệnh bị dị ứng phấn hoa.
Tránh phấn hoa là điều rất khó vì nó luôn tồn tại trong gió và con người rất dễ để hít vào. Ba loại dị ứng phấn hoa chính: dị ứng phấn cây, dị ứng phấn hoa và dị ứng phấn hoa cỏ dại.
Dị ứng phấn phổ biến như thế nào?
Tình trạng dị ứng là vấn đề sức khỏe phổ biến gây ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Người ta ước tính rằng sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng nghiêm trọng) với phấn hoa dẫn đến 90.000 ca cấp cứu mỗi năm.
Riêng năm 2018, khoảng 24 triệu người ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa (dị ứng phấn). Con số này tương đương với khoảng 8% (19,2 triệu) người lớn và 7% (5,2 triệu) trẻ em.
Các loại phấn gây dị ứng
Các chất gây dị ứng phấn hoa phổ biến nhất bao gồm.
Phấn hoa sồi
Mùa xuân là thời điểm cây sồi thải nhiều phấn hoa trong không khí. Mặc dù không gây kích ứng như các loại phấn khác, phấn hoa sồi lưu lại trong thời gian dài hơn, khiến nhiều người tiếp xúc với nó hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, phấn hoa sồi vẫn có thể gây ra các phản ứng nguy kịch.
Phấn hoa bạch dương
Giống như cây sồi, hoa bạch dương sinh sản phấn vào mùa xuân. Cấu tạo của phấn là những hạt nhỏ, dễ dàng bị gió phát tán ra xung quanh.
Phấn hoa cỏ
Đây là chất gây dị ứng phấn chủ yếu trong mùa hè. Phấn hoa cỏ gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và khó điều trị. Cách an toàn nhất để giảm các tác động của phấn hoa cỏ là uống thuốc viên và chích ngừa dị ứng.
Phấn hoa cỏ phấn hương
Loại phấn này do cây cỏ phấn hương tiết ra. Chúng xuất hiện bùng nổ vào cuối mùa xuân và đầu mùa thu.
Các triệu chứng gặp phải khi dị ứng phấn
Những người bị dị ứng phấn hoa gặp phải các triệu chứng khi tiếp xúc với phấn hoa trong không khí. Một số triệu chứng tiêu biểu bao gồm:
- Chảy nước mũi (Nước mũi trong và loãng).
- Ngạt mũi (Do tắc nghẽn lưu thông trong mũi).
- Hắt xì.
- Ngứa mũi, mắt, tai và miệng.
- Đỏ và chảy nước mắt.
- Sưng quanh mắt.
- Phát ban toàn thân.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị hen suyễn, phấn hoa có thể làm phát triển bệnh trở thành hen suyễn dị ứng, gây tình trạng khó thở và phiền toái trong sinh hoạt.
Cách hạn chế phơi nhiễm với dị ứng phấn
Thực hiện các biện pháp điều trị dị ứng trước khi mùa phấn hoa bắt đầu
Bạn cần chuẩn bị các liệu pháp điều trị dị ứng thật cẩn thận trước thời điểm phấn hoa bùng nổ.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin như Cetirizine (Zyrtec) hoặc Loratadin (Claritin) để giảm các triệu chứng do dị ứng phấn gây ra. Ngoài ra, thuốc viên và thuốc tiêm miễn dịch cũng được các bác sĩ khuyến khích sử dụng để giảm độ mẫn cảm của cơ thể với phấn hoa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên hạn chế để giảm thiểu tối đa việc lạm dụng thuốc.
Bên cạnh đó, bạn nên trang bị các sản phẩm xịt mũi, thông mũi nhằm giảm ngứa và nghẹt mũi trong thời kỳ dị ứng phấn. Thuốc xịt mũi Corticosteroid được đánh giá đạt hiệu quả cao nhất trong việc giảm viêm và các triệu chứng liên quan đến đường mũi. Bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc tự nhiên để giảm ngứa và nghẹt như vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối loãng.
Hạn chế các hoạt động ngoài trời khi số lượng phấn hoa tăng cao
Ở trong nhà thường xuyên có thể giúp bạn cắt giảm sự tiếp xúc với một lượng chất gây dị ứng phấn, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng do dị ứng gây ra. Bạn nhớ đóng cửa sổ và các cửa ra vào thật chặt trong thời phấn hoa cao điểm.
Đeo kính và che tóc khi ra ngoài
Che chắn các mặt tiếp xúc với phấn khi ra ngoài sẽ giúp phấn hoa không dính vào mắt và tóc của bạn. Ngoài ra, bạn nên tắm hàng ngày trước khi đi ngủ để loại bỏ sạch phấn hoa ra khỏi cơ thể và hạn chế phấn hoa bám trên chăn, ga, gối, đệm.
Ăn uống lành mạnh
Nhiều nghiên cứu chỉ ra trẻ em ăn nhiều rau tươi, trái cây và các loại hạt – đặc biệt là nho, táo, cam và cà chua – gặp phải ít triệu chứng dị ứng hơn. Thật vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh luôn cung cấp lợi ích cho toàn bộ cơ thể của bạn. Thêm ít nhất một trái cây tươi và rau vào mỗi bữa ăn là biện pháp đơn giản nhất để cải thiện hệ miễn dịch của bạn.
Xông mũi
Xông mũi không chỉ giúp làm sạch chất nhầy trong mũi mà còn thể làm dịu các triệu chứng dị ứng. Liệu pháp này cũng giúp loại bỏ vi khuẩn và chất nhầy loãng và giảm chảy dịch mũi sau.
Bạn cần chuẩn bị một bộ dụng cụ rửa mũi hoặc bình xông mũi họng. Công thức dung dịch xông mũi bao gồm: 3 thìa cà phê muối không chứa i-ốt với 1 thìa cà phê muối nở. Để sử dụng, bạn cho 1 thìa cà phê hỗn hợp vào 250ml nước đun sôi để nguội, sau đó tựa người vào bồn rửa mặt và nhẹ nhàng xả từng lỗ mũi một.
Đầu tư hệ thống bộ lọc/máy lọc không khí
Sử dụng máy điều hòa không khí trung tâm hoặc máy làm sạch không khí có bộ lọc với tiêu chuẩn có thể giúp giảm các chất gây dị ứng trong không khí trong nhà (bao gồm phấn hoa có thể xâm nhập qua cửa ra vào, cửa sổ, trên quần áo và vật nuôi). Công nghệ DFS trong mỗi chiếc máy lọc không khí Intellipure là một sự lựa chọn hàng đầu nhờ sử dụng các tấm năng lượng điện cao.
Đối với nhiều người, tránh khỏi các chất gây dị ứng và sử dụng thuốc kê đơn là không đủ để giảm bớt các triệu chứng do dị ứng theo mùa gây ra. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể chủ động giữ cho mình an toàn và bảo vệ bản thân khỏi những tác động môi trường bằng việc nuôi dưỡng cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Cập nhật những thông tin chuyên sâu mới nhất về không khí tại đây.