Khói ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Khói bụi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm không khí. Khói bụi xuất hiện ở mọi nơi, hầu hết các khu vực, đặc biệt là khu vực công nghiệp và khu vực đường phố (nơi các tập trung đông các phương tiện giao thông). Vậy khói bụi ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? 

1. Khói được hình thành như thế nào? 

Khói là tập hợp các khí và các hạt chất lỏng hoặc chất rắn lơ lửng trong không khí sinh ra khi một nguyên liệu bị đốt cháy hoặc chưng khô, khô cạn, sau phản ứng có sinh ra chất khí có màu, kèm theo đó là một lượng không khí bị cuốn theo và trộn lẫn vào các phần tử đó.

Khói được tạo thành từ nhiều chất hóa học bao gồm nitơ oxit (NOx), sulfur dioxide (SOx), carbon monoxide (CO) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), nhưng hai thành phần chính của khói là vật chất hạt (PM) và ozone (O3). Chính bởi vậy khói rất độc hại và nguy hiểm.

Khói xả ra từ các nhà máy công nghiệp 

Nguyên nhân hình thành nên khói chủ yếu xuất phát từ các nhà máy, xí nghiệp, khí thải từ các xưởng công nghiệp lớn, ngoài ra còn có sự tác động của các phương tiện giao thông. Khói thường có màu trắng đục, xám đen hoặc độc hại hơn có thể màu vàng đục (đây là dấu hiệu khói nhiễm rất nhiều hóa chất độc hại).

Khói từ các phương tiện giao thông 

Trong thực tế, khói còn xuất hiện thường xuyên trong quá trình đun nấu hoặc trong quá sinh nông nghiệp của người dân như đốt rơm, đốt rạ để lấy tro gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

Khói trong quá trình đun nấu 

Khói là một loại khí rất độc hại, tùy vào nguyên nhân hình thành mà chúng có mức độ độc hại khác nhau. Việc tiếp xúc thường xuyên với khói bụi là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và suy giảm sức khỏe con người, thậm chí là ung thư và tử vong. 

2. Khói ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

2.1. Khói bụi gây ô nhiễm môi trường không khí

Sự tích tụ của khói bụi là mối nguy hiểm nghiêm trọng đến môi trường không khí. Đối với khói từ các khu công nghiệp lại càng là mối đe dọa lớn đến môi trường không khí. 

Quá trình công nghiệp thải ra một lượng lớn khói chứa các hợp chất hữu cơ carbon monoxide, hydrocarbon và hóa chất vào không khí. Một lượng lớn carbon dioxide còn là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính trong không khí. 

Màn “sương” khói bụi khó tan trong không khí 

Khói bụi cũng là nguyên nhân tạo ra lớp “sương mù” dày đặc khó tan trong không khí gây cản trở quá trình di chuyển, đi lại và sinh hoạt của mọi người. Đồng thời lượng khói bụi quá lớn trong không khí dẫn đến sự phơi nhiễm các chất hóa học khiến tình trạng ô nhiễm càng trở nên nặng nề hơn. 

Xem thêm: Có nên kiểm tra chất lượng không khí trước khi mua máy lọc không khí?

2.2. Khói bụi làm giảm đáng kể bức xạ tia cực tím 

Bức xạ tia cực tím (UV) là một dạng bức xạ không ion hóa được phát ra từ mặt trời và các nguồn nhân tạo (đèn halogen, đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt, laze,…). Khói bụi ô nhiễm làm giảm đáng kể bức xạ tia cực tím. 

Bức xạ tia cực tím (UV) sản xuất vitamin D, vitamin cần thiết cho sức khỏe con người, giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho từ thức ăn và hỗ trợ sự phát triển của xương. Việc giảm đáng kể bức xạ tia cực tím khiến giảm lượng vitamin D môi trường cung cấp, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

Khói bụi làm giảm lượng tia UV cung cấp vitamin D cho cơ thể 

2.3. Khói bụi ức chế sự phát triển của thực vật 

Khói bụi ức chế sự phát triển của thực vật bằng cách giảm lượng carbon dioxide hấp thụ trong quá trình quang hợp. Khói còn làm tắc nghẽn các lỗ khí khổng, ngăn cản sự trao đổi khí cần thiết trong quá trình quang hợp. Điều này làm giảm sự trao đổi khí ở lá, giảm lượng thức ăn cho cây và phá hủy chất diệp lục trên cây làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp do khói có chứa các chất độc hại.

2.4. Khói bụi tác động tiêu cực đến rừng và mùa màng 

Khói bụi tác động tiêu cực đến rừng và mùa màng. Khói bụi thải ra từ các khu công nghiệp quá lớn dẫn đến không khí bị ô nhiễm và nhiễm bụi nặng nề. Khói bụi cũng là nguyên nhân khiến chất độc hại trong không khí tăng lên, không khí đặc hơn, nóng hơn và dễ gây ra tình trạng cháy rừng vào mùa cao điểm nóng (mùa hè). 

Khói bụi khiến mùa màng giảm năng suất, cây trồng dễ bị sâu bệnh tấn công và giảm sản lượng thu hoạch theo mùa vụ. 

Mùa màng sản lượng, năng suất giảm 

2.5. Khói bụi là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật 

Khói bụi là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật khiến chúng không thể nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới và không khí bị ô nhiễm. Sự phơi nhiễm khói độc trong không khí khiến động vật hoang dã dễ dàng mắc các bệnh truyền nhiễm và lây lan sang nhau.

Không khí ô nhiễm, khói bụi dày đặc còn cản trở quá trình hấp thụ, tìm nguồn thức ăn của động vật. Nhiều loài động vật đã bị tuyệt chủng bởi ô nhiễm môi trường như ếch vàng, báo zanziba, chim poouli, bướm trắng khổng lồ,..do sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt.

Khói từ hoạt động chặt phá, đốt rừng cũng khiến thế giới động vật hoang dã bị đảo lộn, không những mất đi “nhà”, nơi trú ngụ mà chúng còn phải sống trong khói bụi làm giảm sức đề kháng và khả năng chống chọi của động vật. 

Động vật hoang dã yếu dần 

Khói bụi ảnh hưởng trực tiếp đến không khí môi trường và sự sống của thực vật, động vật khác. Khói không chỉ gây bệnh, suy giảm dinh dưỡng ở động vật mà còn có thể dẫn đến tuyệt chủng, khiến thế giới động vật bị sụt giảm các loài. Bởi vậy, khói chính là một nguồn ô nhiễm độc hại, đe dọa đến môi trường toàn cầu. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] —. “UV Radiation.” Centers for Disease Control and Prevention, 20 May 2019, www.cdc.gov/nceh/features/uv-radiation-safety/index.html.

[2] “How Does Smog Affect the Environment? – Airly WP | Air Quality Tracker Airly.” Airly.org, airly.org/en/how-does-smog-affect-the-environment/.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top