Bạn có cần một máy lọc không khí cho mỗi phòng không?

Máy lọc không khí là sản phẩm được ưa chuộng ở hầu hết các hộ gia đình trong hoàn cảnh chất lượng không khí ngày càng suy giảm. Máy lọc không khí không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí, duy trì sức khỏe mà còn giúp tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy liệu mỗi phòng có cần một chiếc máy lọc không khí riêng biệt? 

1. Về máy lọc không khí

Máy lọc không khí đầu tiên được ra đời vào năm 1823. Người tiên phong trong việc phát triển máy lọc không khí là John Stenhouse, một nhà hóa học và nhà khoa học người Anh. Ông đã phát triển một thiết bị sử dụng than hoạt tính để loại bỏ các chất ô nhiễm trong không khí, như khí độc và mùi hôi.

Tuy nhiên, các loại máy lọc không khí đầu tiên này chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho công chúng. Đến năm 1963, với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng không khí, 2 anh em người Đức gồm Manfred và Klaus Hammes chính thức đưa thiết bị lọc không khí dân dụng đầu tiên ra đời.

Máy lọc không khí hiện nay  

Máy lọc không khí là thiết bị có khả năng lọc sạch bụi bẩn trong không khí thông qua các màng lọc bụi tiêu chuẩn. Máy lọc không khí sử dụng hệ thống màng lọc công nghệ cao để hút bụi bẩn, khí độc trong không khí rồi lọc qua hệ thống màng lọc sau đó cung cấp không khí sạch ra môi trường tạo sự an toàn, điều kiện tốt để sinh hoạt, học tập và làm việc. 

Máy lọc không khí được chia làm hai loại phổ biến là chuyên dụng và thông thường. So với máy lọc không khí chuyên dụng, tập trung tối đa vào nhu cầu lọc sạch không khí thì máy lọc thông thường tích hợp nhiều chức năng khác nhau bao gồm khử mùi, cấp ẩm, hút ẩm và kết nối trực tiếp với wifi.

Máy lọc không khí hiện nay được sử dụng phổ biến do chất lượng không khí ngày càng suy giảm. Không chỉ là sản phẩm dân dụng, máy lọc không khí còn sử dụng trong ngành công nghiệp, thương mại, y tế và giáo dục. 

2. Bạn có cần một máy lọc không khí cho mỗi phòng không?

Có nhiều yếu tố để quyết định việc bạn có nên sử dụng máy lọc không khí cho mỗi phòng bao gồm nhu cầu sử dụng, thiết kế không gian, số lượng người, mức độ ô nhiễm hoặc điều kiện kinh tế.

Nếu bạn muốn cải thiện chất lượng không khí trong nhiều phòng, bạn có thể lựa chọn một máy lọc không khí có khả năng phủ sóng diện tích lớn và có thể di chuyển mọi nơi trong ngôi nhà. Tuy nhiên, phương pháp này thường phù hợp với những ngôi nhà vuông hoặc thiết kế các phòng thông nhau. 

Máy lọc không khí được sử dụng phổ biến trong mọi không gian 

Ngược lại, nếu các phòng có diện tích lớn, số lượng người động, mức độ ô nhiễm không khí khác nhau, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy lọc không khí trong các phòng chính yếu hoặc nơi có nguy cơ ô nhiễm cao nhất, chẳng hạn như phòng ngủ hay phòng làm việc.

Ngoài ra, một số ngôi nhà thiết kế kín, không gian quá rộng và các phòng không được thông nhau thì bạn nên ưu tiên sử dụng máy lọc không khí cho mỗi phòng riêng biệt để đảm bảo chất lượng không khí trong nhà.

3. 5 lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí 

3.1. Sử dụng công suất phù hợp với diện tích phòng 

Sử dụng công suất phù hợp với diện tích phòng nhằm đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hoạt động của máy lọc không khí. Máy lọc không khí có công suất phù hợp sẽ đáp ứng được nhu cầu lọc không khí của phòng. Nếu công suất quá nhỏ so với diện tích phòng, máy lọc không khí không thể bao quát được toàn bộ không gian dẫn đến sự tích tụ các chất ô nhiễm khiến quá trình lọc không đạt hiệu quả cao. 

Máy lọc không khí có công suất phù hợp sẽ tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả. Thông thường, nếu công suất quá cao so với diện tích phòng, máy lọc không khí sẽ hoạt động quá mức cần thiết, gây lãng phí năng lượng.

Sử dụng máy lọc không khí phù hợp với diện tích từng phòng 

3.2. Lựa chọn chức năng phù hợp 

Một trong những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy lọc không khí là lựa chọn chức năng lọc phù hợp. Bạn nên lựa chọn công suất phù hợp với diện tích, nhu cầu, số lượng người và mức độ ô nhiễm của nhà bạn.

Lựa chọn chức năng sử dụng phù hợp 

3.3. Lựa chọn vị trí đặt phù hợp

Lựa chọn vị trí đặt máy lọc không khí phù hợp giúp máy hoạt động hiệu quả hơn. Đặt máy lọc không khí ở vị trí có nguồn không khí ô nhiễm như gần cửa ra vào, cửa sổ hoặc nguồn gây ô nhiễm khác sẽ giúp máy lọc không khí hoạt động tối ưu công suất. 

Vị trí đặt máy lọc không khí cần đảm bảo không bị bao quanh bởi những vật cản như đồ đạc, tường để tạo không gian rộng xung quanh nhằm cung cấp không khí sạch. Đồng thời, bạn nên đặt máy lọc không khí ở khu vực bằng phẳng, tránh tầm tay trẻ em để hạn chế những rủi ro không đáng có. 

3.4. Đóng hệ thống cửa khi sử dụng 

Đóng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào khi sử dụng máy lọc không khí là điều quan trọng giúp bảo vệ chất lượng không khí trong nhà bạn. Đóng cửa sổ có thể ngăn cản các chất ô nhiễm tấn công trong quá trình lọc và đảm bảo công suất hoạt động của thiết bị. Ngoài ra, việc đóng các thiết bị cửa còn giúp tiết kiệm năng lượng, tối ưu chi phí sử dụng điện năng trong nhà bạn. 

Xem thêm: Intellipure Ultrafine – Siêu phẩm lọc không khí thế hệ mới

3.5. Vệ sinh thường xuyên và bảo trì định kỳ 

Khi sử dụng máy lọc không khí, các bộ lọc bên trong sẽ bắt và giữ lại các chất ô nhiễm trong không khí như bụi, phấn hoa, vi khuẩn, virus và hóa chất. Vệ sinh thường xuyên sẽ loại bỏ chất ô nhiễm này khỏi bộ lọc, giúp bộ lọc duy trì hiệu suất tốt và đảm bảo rằng không khí trong phòng được lọc sạch.

Ngoài ra, việc bảo trì máy lọc không khí định kỳ còn giúp đảm bảo sự an toàn của thiết bị, tránh tình trạng hư hỏng các bộ phận, ảnh hưởng đến quá trình lọc. Điều này còn giúp duy trì tuổi thọ của máy lọc không khí.

Ngày nay, máy lọc không khí là giải pháp cải thiện chất lượng không khí được ưu tiên hàng đầu trong mỗi gia đình. Tùy vào nhu cầu, mức độ ô nhiễm và kinh tế mà mỗi gia đình có những lựa chọn máy lọc khác nhau. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý sử dụng đúng cách, bảo trì định kỳ để đảm bảo hiệu suất lọc không khí hiệu quả và an toàn nhất. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] usairpurifiers. “Do You Need an Air Purifier in Every Room?” US Air Purifiers, 1 Aug. 2022, www.usairpurifiers.com/blog/do-you-need-an-air-purifier-in-every-room/. Accessed 13 June 2023.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top