Top 5 chất gây dị ứng tại nơi làm việc và cách phòng tránh

Theo một báo cáo năm 2017 được công bố trên Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health – NIH), ước tính có khoảng 11 triệu công nhân Mỹ trong mọi lĩnh vực công nghiệp có thể đã tiếp xúc với các chất gây dị ứng tại nơi làm việc. Vậy những chất gây dị ứng đó là gì? 

1. Bụi nơi làm việc

Bụi mịn là một trong số những chất gây dị ứng nguy hiểm ở người. Bụi nơi làm việc có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau trong văn phòng, bao gồm quần áo và giày dép, giấy và tài liệu, máy in và máy photocopy, máy tính và các thiết bị điện tử. 

Bụi trong nhà có thể đến từ bên ngoài (như các hạt đất hoặc chất xe trôi qua cửa sổ) và được mang từ nơi này sang nơi khác trên quần áo của chúng ta. Bụi cũng thường được tìm thấy trong thảm, đồ nội thất bọc và các thiết bị điều hòa không khí không được vệ sinh thường xuyên. 

Bụi xuất hiện trên bàn làm việc 

Bụi trong văn phòng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên trong nhiều cách, bao gồm kích ứng đường hô hấp (gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, viêm họng và nghẹt mũi), kích ứng da (gây ngứa, đỏ, mẩn) và các vấn đề về mắt (khó chịu, đỏ và ngứa trong mắt, gây rối loạn thị lực). 

Theo nghiên cứu “Đánh giá về tác động sức khỏe con người của các hạt vật chất trong không khí” của Đại học Nông nghiệp Bangladesh, Mymensingh, Bangladesh cho biết tiếp xúc với bụi nơi làm việc là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe bao gồm tăng khả năng nhập viện các triệu chứng hô hấp, làm trầm trọng thêm các bệnh tim mạch và hô hấp mãn tính, giảm chức năng phổi và tử vong sớm. 

Để giảm tác động của bụi trong văn phòng, các biện pháp phòng tránh bao gồm vệ sinh định kỳ, sử dụng hệ thống thông gió tốt, lau chùi các bề mặt thiết bị điện tử và đảm bảo việc sử dụng các sản phẩm không gây kích ứng.

2. Hạt phấn hoa 

Trong văn phòng, hạt phấn hoa có thể xuất hiện từ các nguồn khác nhau như cây cỏ và hoa trang trí trong không gian làm việc. Các hạt phấn được tạo ra bởi thực vật để cung cấp các tế bào sinh sản của chúng cho các thực vật khác. Đôi khi, phấn hoa được mang đến các bộ phận khác của cùng một cây.

Các hạt phấn hoa nhỏ, mịn dễ dàng được mang đi từ cây cối, cỏ và hoa nhờ gió. Chúng có thể có đường kính từ 6 micron đến 100 micron. Những hạt phấn hoa này có thể mang theo các dịch chất gây dị ứng như hợp chất protein, enzyme và tinh dầu, gây kích ứng đường hô hấp và vấn đề dị ứng cho những người nhạy cảm. 

Phấn hoa có thể gây dị ứng trong văn phòng 

Phấn hoa trong văn phòng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên liên quan đến các bệnh về đường hô hấp như ho khan, ho đờm, hen suyễn. Tiếp xúc với hạt phấn hoa có thể gây cảm giác ngứa, đỏ và khó chịu trong mắt, gây rối loạn thị lực. Ngoài ra, phấn hoa có thể làm cho không khí trong văn phòng trở nên ô nhiễm và gây khó chịu cho những người có vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phổi cấp mãn tính COPD. 

Vệ sinh văn phòng thường xuyên 

Để giảm tác động của hạt phấn hoa trong văn phòng, bạn nên thường xuyên làm sạch và vệ sinh không gian, các bề mặt dễ bám bụi. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng hoa và cây cỏ hoặc chọn các loại cây trang trí ít phát tán phấn hoa, sử dụng các loại cây không gây dị ứng. 

Hơn nữa, văn phòng nên lắp đặt hệ thống lọc không khí và thông gió để loại bỏ hạt phấn hoa và các chất gây dị ứng khác trong không khí. 

3. Nấm mốc trên tường 

Nấm mốc trên tường trong văn phòng làm việc có thể gây dị ứng cho nhân viên. Nấm mốc phát triển trong môi trường ẩm ướt và không thoáng khí, thường xuất hiện trên các bề mặt ẩm như tường, vách ngăn và trần nhà. Những người nhạy cảm với nấm mốc có thể gặp phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với nấm mốc hoặc hít phải các phần tử nấm mốc trong không khí.

Nấm mốc trên tường văn phòng 

Triệu chứng dị ứng do nấm mốc bao gồm ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, viêm mũi, kích ứng mắt và khó thở. Những người bị dị ứng mạnh có thể gặp phản ứng nghiêm trọng hơn như cảm giác ngứa toàn thân, da đỏ và sưng. Nếu không được xử lý kịp thời, việc tiếp xúc liên tục với nấm mốc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như viêm phổi và tổn thương màng nhĩ.

Dị ứng ngoài da do nấm mốc 

Nghiên cứu “Ảnh hưởng y tế của việc tiếp xúc với nấm mốc” của Bệnh viện Nhi đồng Mercy, Thành phố Kansas ước tính khoảng 10% dân số có kháng thể IgE (kháng thể trong hệ miễn dịch có vai trò trong các phản ứng dị ứng) đối với các loại nấm mốc hít phải thông thường. Khoảng một nửa số người này (5% dân số) được dự đoán là đôi khi có các triệu chứng dị ứng do tiếp xúc với chất gây dị ứng nấm. Điều này dẫn đến nguy cơ phát triển các bệnh lý bao gồm hen suyễn, viêm mũi dị ứng, phát ban dị ứng và viêm da dị ứng gia tăng cao. 

Ngoài ra, nấm mốc và các chất gây ô nhiễm sinh học và hóa học khác có thể là yếu tố gây ra Hội chứng Sick Building (SBS). Các triệu chứng của SBS có thể bao gồm đau đầu và chóng mặt cũng như bệnh về đường hô hấp. 

Theo khuyến cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA, độ ẩm lý tưởng trong không gian sống nên giao động từ 30 – 50%. Việc duy trì độ ẩm ở mức tiêu chuẩn là giải pháp hữu ích để kiểm soát sự phát triển của nấm mốc trong không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.  

4. Lông thú cưng 

Lông thú cưng trong văn phòng làm việc có thể liên quan đến các bệnh về dị ứng. Lông thú cưng có thể được mọi người theo trên quần áo mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đi làm. Lông thú cưng có thể làm kích thích hệ miễn dịch và gây ra phản ứng dị ứng. Triệu chứng dị ứng bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, ngứa và nổi mẩn trên da.

Lông thú cưng có thể bám dính trên quần áo 

Các chất gây dị ứng từ lông thú cưng có thể lưu trữ trong không khí và trên các bề mặt trong văn phòng, gây khó khăn cho những người nhạy cảm. Điều này có thể làm suy giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thoải mái của nhân viên.

Để giảm tác động dị ứng từ lông thú cưng trong văn phòng làm việc, có thể áp dụng các biện pháp như hạn chế sự tiếp xúc thú cưng trong không gian làm việc để giảm lượng lông phát tán và bám dính. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh không gian và các bề mặt để giảm thiểu sự xuất hiện của lông thú cưng. 

5. Chất tẩy rửa hóa học 

Các chất tẩy rửa hóa học cũng là một trong các nguyên nhân gây dị ứng ở người. Các chất tẩy rửa chứa hợp chất hóa học mạnh có thể gây kích ứng cho da, mắt và đường hô hấp. Một số người có thể phản ứng mạnh với các chất này và gặp phải các triệu chứng dị ứng như viêm da, đỏ, ngứa, hoặc các vấn đề hô hấp như viêm phế quản, khò khè.

Mùi của chất tẩy rửa có thể gây ra dị ứng 

Các chất tẩy rửa hóa học như amoniac, clorin, formaldehyde, sodium lauryl sulfate và các hợp chất khác có thể gây dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc hít phải hơi chất tẩy rửa. Ngoài ra, việc sử dụng chất tẩy rửa trong môi trường không thoáng hơi hoặc không có đủ thông gió cũng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng.

Một số biện pháp để bảo vệ sức khỏe bạn trước nguy cơ dị ứng khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa độc hại là ưu tiên sử dụng các sản phẩm tự nhiên, lành tính và thân thiện với môi trường. Khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, bạn nên đeo găng tay và các dụng cụ bảo vệ để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với da. Sau khi sử dụng, bạn nên xử lý rác thải hợp lý, không vứt bừa bãi để tránh gây phơi nhiễm độc hại. 

Xử lý rác thải hợp lý 

Ngoài ra, bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng và cẩn thận xem xét thành phần của sản phẩm tẩy rửa để tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Đồng thời, việc sử dụng hệ thống thông gió cũng đảm bảo sự tuần hoàn không khí tốt và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hơi chất tẩy rửa.

Trên đây là Top 5 chất gây dị ứng phổ biến tại nơi làm việc và cách phòng tránh. Bằng cách nhận biết và phòng tránh các chất gây dị ứng này, người lao động có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan và tạo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Anderson, Stacey E, et al. “OCCUPATIONAL ALLERGY.” European Medical Journal (Chelmsford, England), vol. 2, no. 2, 2017, pp. 65–71, www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6454566/#:~:text=An%20estimated%2011%20million%20workers%20in%20the%20USA%2C%20across%20every. Accessed 23 June 2023.

[2] Kim, Ki-Hyun, et al. “A Review on the Human Health Impact of Airborne Particulate Matter.” Environment International, vol. 74, Jan. 2015, pp. 136–143, https://doi.org/10.1016/j.envint.2014.10.005.

[3] Bush, Robert K., et al. “The Medical Effects of Mold Exposure.” Journal of Allergy and Clinical Immunology, vol. 117, no. 2, Feb. 2006, pp. 326–333, www.jacionline.org/article/S0091-6749(05)02591-1/fulltext, https://doi.org/10.1016/j.jaci.2005.12.001.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top