Giao thông công cộng giảm ô nhiễm không khí như thế nào?

Giao thông công cộng phát triển giảm thiểu rõ rệt số lượng phương tiện giao thông cá nhân tham gia di chuyển. Vậy liệu giao thông công cộng có làm giảm thiểu ô nhiễm không khí? 

1. Ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí bắt đầu được nhận thức rõ ràng từ cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 khi các khu vực công nghiệp phát triển nhanh chóng trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp.

Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ khoảng năm 1760 đã đánh dấu sự chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than và dầu mỏ để vận hành các máy móc công nghiệp đã góp phần tạo ra khí thải ô nhiễm. Công nghệ này đã lan rộng gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển đô thị dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trầm trọng.

Quá trình công nghiệp khiến ô nhiễm không khí 

Trong quá trình phát triển công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông, lượng khí thải từ xe cộ, nhà máy công nghiệp, các nguồn nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động sinh hoạt đã góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí. Đặc biệt, trong thế kỷ 20, bùng nổ dân số khiến ô nhiễm không khí trở thành một trong những vấn đề toàn cầu được quan tâm nhiều nhất.

Hiện nay, ô nhiễm không khí xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thành phố lớn và khu vực công nghiệp phát triển. 

2. 3 lý do tại sao sử dụng phương tiện công cộng làm giảm ô nhiễm không khí

2.1. Giảm lượng khói bụi, chất độc hại 

Việc sử dụng giao thông công cộng có thể làm giảm lượng khói bụi, chất độc hại vào bầu không khí. Sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân sản sinh ra lượng CO2 độc hại dẫn đến sự phơi nhiễm nguy hiểm trong không khí. Ngược lại, khi sử dụng phương tiện công cộng, số lượng xe cá nhân trên đường sẽ giảm dẫn đến giảm lượng khí thải bao gồm khí CO2, khí thải gây hiệu ứng nhà kính và các chất gây ô nhiễm khác.

Tắc nghẽn giao thông gia tăng khói bụi trong không khí 

Theo nghiên cứu của Trung Quốc, tắc nghẽn giao thông làm tăng tổng lượng chất ô nhiễm không khí mà người tham gia hít phải với nồng độ phơi nhiễm khí độc cao. Các tác động của sự thay đổi nồng độ gió và nền nhiệt ngoài trời cũng khiến chất lượng không khí trở nên tệ hơn. 

Các phương tiện giao thông công cộng giải quyết được vấn đề tắc nghẽn giao thông và giảm lượng khói bụi đỉnh điểm do tắc nghẽn. Phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm có thể chở được một số lượng lớn hành khách trong một lượt đi, giảm số lượng xe cần thiết trên đường. Điều này giúp giảm tắc nghẽn giao thông giờ cao điểm và giảm tối đa thời gian di chuyển giúp giảm thiểu tối đa lượng khói bụi phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu. 

Hiện nay, nhiều phương tiện giao thông công cộng sử dụng công nghệ xanh giúp giảm lượng khí thải, tái tạo năng lượng và giảm lượng khí thải phát sinh. 

2.2. Tiết kiệm nguồn nhiên liệu 

Sử dụng phương tiện công cộng giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu, làm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Việc chia sẻ cùng một phương tiện thay vì mỗi người sử dụng một phương tiện riêng sẽ giúp giảm số lượng phương tiện cá nhân trên đường, giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ và khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Phương tiện giao thông công cộng ngày càng sử dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu thân thiện bao gồm sử dụng động cơ hiệu quả, công nghệ tái tạo năng lượng, và các biện pháp tối ưu hóa hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu. Một số phương tiện sử dụng năng lượng điện giúp giảm lượng khí thải, tiết kiệm nhiên liệu tiêu dùng. 

Phương tiện giao thông công cộng tiết kiệm nhiên liệu 

Ngoài ra, các phương tiện công cộng còn tối ưu hóa tuyến đường giảm thiểu lượng nhiên liệu tiêu thụ. Các hệ thống vận chuyển công cộng thường được thiết kế để tối ưu hóa tuyến đường và lịch trình. Điều này giúp giảm thời gian di chuyển và khoảng cách đi lại, từ đó tiết kiệm nhiên liệu. 

Ở một số nước phát triển, các khu đô thị thường đầu tư vào hạ tầng giao thông công cộng như là các đường xe buýt riêng, hệ thống đường ray hiện đại, và các hệ thống thông tin liên lạc để cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu của phương tiện giao thông công cộng.

2.3. Giảm nhiệt độ không khí 

Việc sử dụng các phương tiện công cộng giúp giảm nhiệt độ không khí. Phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe ô tô, thường gây ra lượng khí thải đáng kể như khí CO2 tạo ra hiệu ứng đảo ngược nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm quá trình hoạt động của các phương tiện, từ đó lượng khí thải giảm và nhiệt độ được kiểm soát. 

Các hệ thống vận chuyển công cộng thường được thiết kế để tối ưu hóa tuyến đường và giảm tắc nghẽn giao thông. Khi giảm thiểu tắc nghẽn và tăng hiệu suất di chuyển, lượng xe trên đường cũng giảm. Điều này giúp giảm lượng khí thải từ phương tiện giao thông và làm giảm nhiệt độ không khí.

Phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường 

Phương tiện giao thông công cộng có mối liên quan mật thiết với việc giảm ô nhiễm không khí. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng có thể giảm ô nhiễm không khí bằng cách giảm lượng khí thải, tăng hiệu suất sử dụng đường, sử dụng công nghệ xanh và giảm tắc nghẽn giao thông giờ cao điểm. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] “How Can Public Transportation Reduce Air Pollution? 4 Facts – Airly WP | Air Quality Tracker Airly.” Airly.org, airly.org/en/how-public-transport-reduce-air-pollution-4-facts/#:~:text=How%3F.

[2] Sun, Chuanwang, et al. “Urban Public Transport and Air Quality: Empirical Study of China Cities.” Energy Policy, vol. 135, Dec. 2019, p. 110998, https://doi.org/10.1016/j.enpol.2019.110998.

[3] Bigazzi, Alexander Y., et al. “Traffic Congestion and Air Pollution Exposure for Motorists: Comparing Exposure Duration and Intensity.” International Journal of Sustainable Transportation, vol. 9, no. 7, 10 Feb. 2015, pp. 443–456, https://doi.org/10.1080/15568318.2013.805345. Accessed 18 Dec. 2019.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top