Top 25 thành phố trên thế giới có chất lượng không khí sạch nhất (Ranking 2023)

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023, chỉ có khoảng hơn 6.7% khu vực lãnh thổ trên thế giới đạt chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index) ở mức tiêu chuẩn và an toàn. Vậy những thành phố nào trên thế giới sở hữu chất lượng không khí sạch nhất năm 2023? 

1. Chất lượng không khí hiện nay 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng 90% dân số thế giới đang hít thở chất lượng không khí kém gây ra gần 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Trung bình cứ 10 người thì có đến 9 người đang sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Và thực trạng này đang không ngừng gia tăng và chưa có dấu hiệu chậm lại.

Chất lượng không khí chịu tác động tiêu cực từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do khí thải từ quá trình công nghiệp, xây dựng, quá trình đô thị hóa và giao thông vận tải. Ngoài ra, quá trình sinh hoạt và hoạt động của con người cũng khiến tăng mức độ ô nhiễm của không khí.  

Tác động từ ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của con người, môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội. Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME), ô nhiễm không khí gây ra 11,65% số ca tử vong trên toàn cầu và trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người. 

Khí thải công nghiệp gây ô nhiễm không khí 

Năm 1970, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA đã ban hành Đạo luật Không khí Sạch nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách điều chỉnh lượng khí thải của các chất gây ô nhiễm không khí có hại. 

2. Top 25 thành phố trên thế giới có chất lượng không khí sạch nhất (Ranking 2023) 

Theo WHO, ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề của riêng từng khu vực mà trở thành vấn đề toàn cầu. Để kiểm chứng mức độ chất lượng không khí của từng khu vực WHO đã đặt ra Tiêu chuẩn không khí sạch toàn cầu. Dưới đây là bảng xếp hạng 25 thành phố có chất lượng không khí sạch nhất thế giới được cập nhật vào ngày 01.02.2023 theo Smart Air. 

  1. Zürich, Thụy Sĩ (0,49 µg/m3)
  2. Perth, Úc (1,61 µg/m3)
  3. Vịnh Richards, Nam Phi (2,38 µg/m3)
  4. Hobart, Úc (2,55 µg/m3)
  5. Reykjavík, Iceland (3,38 µg/m3)
  6. Kryvyi Rih, Ukraine (3,42 µg/m3)
  7. Launceston, Úc (3,51 µg/m3)
  8. Wollongong, Úc (3,70 µg/m3)
  9. Sydney, Úc (3,85 µg/m3)
  10. Honolulu, Hoa Kỳ (3,91 µg/m3)
  11. Uppsala, Thụy Điển (4,07 µg/m3)
  12. Turku, Phần Lan (4,17 µg/m3)
  13. Hải Phòng, Việt Nam (4,28 µg/m3)
  14. Huế, Việt Nam (4,32 µg/m3)
  15. Tampere, Phần Lan (4,38 µg/m3)
  16. Newcastle, Úc (4,46 µg/m3)
  17. Adelaide, Úc (4,49 µg/m3)
  18. Tallinn, Estonia (4,57 µg/m3)
  19. Halifax, Canada (4,68 µg/m3)
  20. Vancouver, Canada (4,69 µg/m3)
  21. Ternópil, Ukraina (4,77 µg/m3)
  22. Oulu, Phần Lan (4,80 µg/m3)
  23. Castellón de la Plana, Tây Ban Nha (4,82 µg/m3)
  24. Trondheim, Na Uy (4,85 µg/m3)
  25. Stockholm, Thụy Điển (5,00 µg/m3)

Bảng xếp hạng các thành phố ít ô nhiễm nhất thế giới năm 2023 ở trên được xếp hạng dựa trên mức độ ô nhiễm PM2.5 trung bình của  các thành phố đó trong 12 tháng trước ngày công bố (ngày cập nhập 01.02.2023).

Trong 25 thành phố có chất lượng không khí sạch nhất thế giới, Úc đứng đầu danh sách là quốc gia ít ô nhiễm nhất thế giới, với 7 thành phố trong top 25. Các quốc gia có chất lượng không khí tốt nhất thường nằm ở khu vực Bắc Âu bao gồm Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Iceland, Estonia. 

Bảng xếp hạng cho thấy các thành phố gần biển như các nước khu vực Bắc Âu có chất lượng không khí lành mạnh hơn các khu vực khác. Ở Việt Nam, hai thành phố được trong danh sách 25 thành phố có chất lượng không khí sạch nhất là Huế và Hải Phòng. Hải Phòng chính là thành phố biển, sở hữu cảng biển lớn nhất ở Việt Nam. 

Khu vực Bắc Âu (Phần Lan) 

Dữ liệu ô nhiễm thế giới PM2.5 AQI 2022 được sử dụng để xếp hạng các thành phố có chất lượng không khí sạch nhất thế giới được cung cấp công khai tại đây.

3. 3 ảnh hưởng của chất lượng không khí đến sức khỏe con người 

Tác động của ô nhiễm không khí đối với cơ thể con người khác nhau tùy thuộc vào loại chất ô nhiễm, thời gian và mức độ phơi nhiễm cũng như các yếu tố khác bao gồm rủi ro sức khỏe cá nhân và tác động tích lũy của nhiều chất ô nhiễm hoặc tác nhân gây căng thẳng. 

1. Vấn đề hô hấp 

Chất lượng không khí ảnh hưởng đến các cơ quan hệ hô hấp ở người. Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi, khí phế thũng và gây ra các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Theo dữ liệu cung cấp của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới hiện đang mắc bệnh hen suyễn và tỷ lệ mắc bệnh này tăng 50% sau mỗi thập kỷ. Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn và mức độ nghiêm trọng có liên quan đến quá trình đô thị hóa và ô nhiễm không khí ngoài trời.

Nghiên cứu được công bố vào năm 2023 chứng minh PM2.5 liên quan đến những thay đổi về bệnh hen suyễn của trẻ nhỏ. Trẻ em sống ở khu vực đô thị với thu nhập thấp có xu hướng mắc bệnh hen suyễn nhiều hơn những trẻ em khác.

Chất lượng không khí gây hen suyễn ở trẻ nhỏ 

Một nghiên cứu dựa trên 47.357 dữ liệu về “Ô nhiễm không khí xung quanh và viêm phế quản mãn tính ở một nhóm phụ nữ Hoa Kỳ” cho thấy PM (vật chất dạng hạt) và nitơ oxit có liên quan đến viêm phế quản mãn tính. 

2. Vấn đề tim mạch

Chất lượng không khí suy giảm gây ra các vấn đề về tim mạch ở người. Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health NIH), vật chất hạt mịn có thể làm giảm chức năng mạch máu và tăng tốc độ vôi hóa trong động mạch. Một nghiên cứu khác về “Phơi nhiễm ngắn hạn với ô nhiễm không khí” cho thấy mối liên hệ giữa việc phụ nữ sau mãn kinh tiếp xúc hàng ngày với nitơ oxit (NO2 và NOX) dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết. 

Bệnh tim mạch ở người 

Ngoài ra, “Nghiên cứu đa sắc tộc về xơ vữa động mạch” khẳng định mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch có thể được giải thích bằng những thay đổi về lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 6654 đàn ông và phụ nữ da trắng, da đen, Tây Ban Nha và Trung Quốc trong độ tuổi từ 45 đến 84 tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 trong không khí có thể dẫn đến giảm mức độ lipoprotein mật độ cao, đôi khi được gọi là cholesterol tốt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ô nhiễm không khí gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai 

Theo báo cáo của Chương trình Chất độc Quốc gia (NTP), tiếp xúc với TRAP (quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của xe cơ giới) cũng làm tăng nguy cơ thay đổi huyết áp nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, được gọi là rối loạn tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non, nhẹ cân, bệnh tật và tử vong ở mẹ và thai nhi. 

3. Bệnh ung thư 

Ung thư là một trong những hệ quả nghiêm trọng mà chất lượng không khí kém có thể tác động đến sức khỏe con người. Một nghiên cứu với hơn 57.000 phụ nữ được phát hiện sống gần những con đường lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. 

Thêm vào đó, nghiên cứu “Phơi nhiễm benzen và nguy cơ ung thư hạch không Hodgkin” cung cấp phơi nhiễm benzen trong ô nhiễm không khí có thể gây ra bệnh bạch cầu và có liên quan đến ung thư hạch không Hodgkin. 

Ung thư phổi cũng là một trong những căn bệnh dễ mắc phải khi tiếp xúc với chất lượng không khí kém. Một nghiên cứu khác cũng chứng minh khí thải công nghiệp và xe cộ có liên quan đến ung thư phổi, đặc biệt ở công nhân. Công nhân tiếp xúc với amiăng, hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) và kim loại độc hại cũng có khả năng mắc bệnh ung thư phổi cao. 

Khói bụi từ phương tiện giao thông có thể gây ung thư ở người 

Ô nhiễm không khí có thể xảy ra ở bất cứ khu vực, địa điểm, lãnh thổ nào. Tác động của chất lượng không khí rất lớn có thể ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe con người mà còn là nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu nguy hiểm cho môi trường xung quanh. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Xue, Yueguang, et al. “Air Pollution: A Culprit of Lung Cancer.” Journal of Hazardous Materials, 15 Apr. 2022, p. 128937, www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0304389422007269, https://doi.org/10.1016/j.jhazmat.2022.128937.

[2] Sun, Shengzhi, et al. “Short-Term Exposure to Air Pollution and Incidence of Stroke in the Women’s Health Initiative.” Environment International, vol. 132, Nov. 2019, p. 105065, https://doi.org/10.1016/j.envint.2019.105065.

[3] Bell, Griffith, et al. “Association of Air Pollution Exposures with High-Density Lipoprotein Cholesterol and Particle Number.” Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology, vol. 37, no. 5, May 2017, pp. 976–982, https://doi.org/10.1161/atvbaha.116.308193. Accessed 27 Jan. 2022.

[4] Altman, Matthew C, et al. “Associations between Outdoor Air Pollutants and Non-Viral Asthma Exacerbations and Airway Inflammatory Responses in Children and Adolescents Living in Urban Areas in the USA: A Retrospective Secondary Analysis.” The Lancet Planetary Health, vol. 7, no. 1, Jan. 2023, pp. e33–e44, https://doi.org/10.1016/s2542-5196(22)00302-3.

[5] Hooper, Laura G., et al. “Ambient Air Pollution and Chronic Bronchitis in a Cohort of U.S. Women.” Environmental Health Perspectives, vol. 126, no. 2, 6 Feb. 2018, www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6066337/, https://doi.org/10.1289/EHP2199.

[6] Cheng, Iona, et al. “Association between Ambient Air Pollution and Breast Cancer Risk: The Multiethnic Cohort Study.” International Journal of Cancer, vol. 146, no. 3, 1 Feb. 2020, pp. 699–711, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30924138/, https://doi.org/10.1002/ijc.32308.

[7] NTP Monograph on the Systematic Review of Traffic-Related Air Pollution and Hypertensive Disorders of Pregnancy. 2019.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top