Tổng hợp các yếu tố phát thải không khí

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng các yếu tố phát thải không khí là nguyên nhân gây ra hơn 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên khắp thế giới. Phát thải không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác động tiêu cực đến môi trường. Hãy cùng tìm hiểu về các yếu tố phát thải không khí qua bài viết dưới đây.

Ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm không khí

1. Phát thải không khí là gì?

Phát thải không khí là quá trình xảy ra khi các chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng được thải ra không khí và phát tán trong bầu khí quyển. Phát thải không khí gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Các chất gây ô nhiễm không khí này có thể được chia thành hai nhóm chính là hạt và khí. Phát thải không khí ở dạng hạt bao gồm bụi, tro, khói, sương mù và bồ hóng. Trong khi đó, các chất ô nhiễm dạng khí bao gồm carbon monoxide, hydrocarbon, oxit lưu huỳnh và oxit nitơ.[1] 

2. Các yếu tố phát thải không khí

2.1. Phát thải không khí từ hoạt động giao thông

Phát thải không khí từ hoạt động giao thông vận tải dẫn đến chất lượng không khí kém và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến không khí bao gồm vật chất dạng hạt (PM), oxit nitơ (NOx) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).

Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), ngành giao thông vận tải thải ra hơn một nửa lượng oxit nitơ trong không khí ở Hoa Kỳ [2]. Các phương tiện và thiết bị chạy bằng diesel chiếm hơn 60% tổng lượng nitơ oxit (NOx) và hơn 70% tổng lượng phát thải hạt mịn (PM2.5). Lượng thải các khí này tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông do dân số ngày một đông. 

Khói bụi thải ra từ các phương tiện giao thông đường bộ

2.2. Phát thải không khí từ hoạt động sinh hoạt

Phát thải không khí từ hoạt động sinh hoạt của các gia đình được tạo ra do sử dụng nhiên liệu gây hại cho môi trường và thiết bị kém hiệu quả. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng một phần ba dân số toàn cầu vẫn nấu ăn bằng lửa hoặc bếp ga chạy bằng dầu hỏa, nhiên liệu sinh khối (gỗ, phân động vật hay chất thải cây trồng) và than. 

Khói từ quá trình đốt những nhiên liệu này chứa nhiều các chất ô nhiễm và độc hại như các vật chất dạng hạt mịn và thô (PM2.5, PM10), carbon monoxide (CO), nitơ dioxide (NO2), sulfur dioxide (SO2). Việc tiếp xúc với lượng phát thải không khí lớn và thường xuyên như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.[3]

Phát thải không khí từ hoạt động sinh hoạt

2.3. Phát thải không khí từ hoạt động nông nghiệp

Phát thải không khí từ các hoạt động nông nghiệp được coi là tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm trên toàn thế giới. Một khảo sát cho thấy sản xuất thực phẩm chịu trách nhiệm cho 1/4 lượng khí thải nhà kính trên thế giới.[4] 

Quá trình trồng trọt sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu làm phát tán các khí thải có tính axit, kiềm rất độc hại vào môi trường. Trong khi đó, phát thải không khí từ phân gia súc và hóa chất chiếm đến 95% tổng lượng khí thải amoniac, bao gồm tới 58% các hạt vật chất. Lượng phát thải không khí từ ngành nông nghiệp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất cũng như sức khỏe con người.[5]

Phát thải không khí từ hoạt động nông nghiệp

2.4. Phát thải không khí từ nhà máy 

Phát thải không khí từ các nhà máy công nghiệp có tác động tiêu cực đến môi trường không khí. Các nhà máy gây ô nhiễm không khí thông qua khí thải nhiên liệu hóa thạch và các chất amoniac độc hại khác nhau. Sự bay hơi của các hóa chất và khói từ các lỗ thông hơi và ống khói hay quá trình đốt chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc lò đốt rác đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí. Không những thế, ô nhiễm từ chất thải nhà máy còn gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh hô hấp, hen suyễn. [6]

Phát thải không khí từ các nhà máy công nghiệp

Các nhà máy sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng hay khai thác và chế biến khoáng sản có đặc thù thải ra môi trường không khí một lượng lớn bụi và PM10. Bụi phát sinh từ hoạt động nhà máy gây ô nhiễm không khí với các đô thị xung quanh và các tuyến đường vận chuyển. Trong số các ngành sản xuất, các nhà máy nhiệt điện thải ra lượng khí NO2 và SO2 nhiều nhất. 

2.5. Phát thải không khí từ các hiện tượng tự nhiên

Phát thải không khí còn đến từ các nguồn tự nhiên như núi lửa, bão hay hiện tượng cháy rừng. Khi núi lửa phun trào, chúng sẽ giải phóng các khí metan, lưu huỳnh hay clo đang nằm sâu trong các tầng dung nham và khiến không khí trở nên ô nhiễm nặng.

Trong khi đó, mỗi trận bão xảy ra luôn chứa một lượng lớn khí NOX làm ô nhiễm môi trường. Một hiện tượng tự nhiên khác cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí là cháy rừng. Những vụ cháy rừng sẽ thải ra một lượng lớn khí nito oxit, nó là một trong những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí. 

Phát thải không khí đến từ rất nhiều nguồn khác nhau như khói bụi từ hoạt động giao thông vận tải, nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp,… Việc tiếp xúc với lượng khí thải và các chất độc hại không chỉ làm suy giảm chất lượng không khí mà còn ảnh hưởng đến môi trường, gây ra tình trạng ô nhiễm trên toàn cầu. 

Tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản về không khí tại đây.

Nguồn tham khảo:

[1] POINT SOURCES OF POLLUTION: LOCAL EFFECTS AND IT’S CONTROL Vol. I. (n.d.). Encyclopedia of Life Support Systems. Retrieved November 8, 2023, from https://www.eolss.net/sample-chapters/c09/E4-11-02-01.pdf

[2] Smog, Soot, and Other Air Pollution from Transportation | US EPA. (2023, May 11). Environmental Protection Agency. Retrieved November 8, 2023, from https://www.epa.gov/transportation-air-pollution-and-climate-change/smog-soot-and-other-air-pollution-transportation

[3] Household air pollution. (2022, November 28). World Health Organization (WHO). Retrieved November 8, 2023, from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/household-air-pollution-and-health

[4] Ritchie, H. (2019, November 6). Food production is responsible for one-quarter of the world’s greenhouse gas emissions. Our World in Data. Retrieved November 8, 2023, from https://ourworldindata.org/food-ghg-emissions

[5] Agriculture and Air Pollution: how are they related? (2022, December 7). Clarity Movement. Retrieved November 8, 2023, from https://www.clarity.io/blog/the-two-way-relationship-between-agriculture-and-air-pollution

[6] Pollution from factories. (n.d.). Hesperian Health Guides. Retrieved November 8, 2023, from https://hesperian.org/wp-content/uploads/pdf/en_wgthas_2015/en_wgthas_2015_33.pdf

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top