4 thiết bị hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí trong nhà bạn cần biết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân gây ra khoảng 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2020, trong đó có hơn 237.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong những năm gần đây, chất lượng không khí trong nhà suy giảm mạnh dẫn đến nhu cầu sử dụng các thiết bị hỗ trợ cải thiện không khí tăng cao. Dưới đây là 4 thiết bị hỗ trợ cải thiện không khí trong nhà bạn cần biết.

1. Tại sao chất lượng không khí trong nhà bị suy giảm 

1.1. Quá trình đốt sinh khí 

Quá trình đốt sinh khí trong nhà là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến không khí trong nhà bị suy giảm. Quá trình đốt sinh khí tạo ra lượng khí CO2 và NOX lớn trong không khí, đồng thời làm giảm nồng độ Oxy tự nhiên khiến chất lượng không khí trong nhà có nguy cơ phơi nhiễm khí độc cao.

Một nghiên cứu về “Khí metan và NOx phát thải từ bếp gas tự nhiên, bếp nấu và lò nướng trong nhà ở” tại Stanford đã phát hiện ra rằng mức độ nito dioxit phát ra từ bếp ga và lò nướng có thể vượt quá tiêu chuẩn an toàn do Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đặt ra. 

 Quá trình đốt sinh khí 

Một nghiên cứu khác từ Harvard đã nhiều lần phát hiện ra rằng việc phát thải các hóa chất độc hại và chất gây ung thư từ bếp gas, ngay cả khi chúng đã tắt, đang tạo ra một luồng khí ô nhiễm trong nhà có thể tồi tệ hơn nhiều lần so với ô nhiễm ngoài trời do giao thông ô tô và công nghiệp nặng.

Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và gây ra các vấn đề về hô hấp, tim mạch, phổi và gia tăng tình trạng tử vong sớm ở người cao hơn bình thường gấp nhiều lần. 

1.2. Lạm dụng các chất hóa học độc hại 

Lạm dụng các chất hóa học độc hại là nguyên nhân dẫn đến chất lượng không khí trong nhà suy giảm. Các chất độc hại bao gồm chất tẩy rửa, chất tạo mùi,.. khiến tình trạng không khí ô nhiễm nghiêm trọng.

Các chất tẩy rửa và tạo mùi thường chứa nồng độ VOC cao. Phơi nhiễm VOC trong không khí có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hô hấp hoặc mắt, mũi, cổ họng, nặng hơn nữa có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, gan và thận. Thậm chí, VOC còn được biết đến là chất gây ung thư mức độ cao khi tiếp xúc nhiều với thời gian lâu dài.

Chất tẩy rửa chứa VOC gây ô nhiễm không khí 

1.3. Sử dụng nội thất gỗ công nghiệp 

Nội thất gỗ công nghiệp kém chất lượng gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nội thất gỗ chứa rất nhiều formaldehyde – tồn tại ở chất kết dính ở các vật dụng gỗ. WHO đánh giá formaldehyde nằm trong danh mục các loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người.

Nếu tiếp xúc với formaldehyde, con người sẽ bị tác động vào da và hệ hô hấp gây nên các bệnh về bạch cầu, gây ung thư. Đặc biệt với phụ nữ có thai, formaldehyde là tác nhân gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Ngoài ra, nội thất gỗ công nghiệp chứa VOC ở lớp sơn bên ngoài làm suy giảm chất lượng không khí trong nhà có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp và gây kích ứng da đối với những người nhạy cảm.

Nội thất gỗ gây nguy hiểm trong không gian nhà bạn 

1.4. Sử dụng các chất kích thích, thuốc lá 

Sử dụng thuốc lá, các chất kích thích là nguyên nhân dẫn đến chất lượng không khí trong nhà bị ảnh hưởng tiêu cực. Vào năm 2020, 22,3% dân số toàn cầu sử dụng thuốc lá, 36,7% tổng số nam giới và 7,8% phụ nữ trên thế giới (WHO).

Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất và hơn 70 chất gây ung thư ở người. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại lan truyền vào không khí khiến chất lượng không khí trong nhà bị nhiễm độc và gây ra hơn 1.2 triệu ca tử vong mỗi năm ở người (WHO).

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại nguy hiểm 

1.5. Sử dụng đồ dùng dễ bám bụi bẩn 

Một nguyên nhân khác khiến không khí bị ô nhiễm là sử dụng những đồ dùng dễ bám bụi bẩn. Những đồ dùng dễ bám bụi bẩn như dép đi trong nhà, thảm, sofa, rèm cửa,.. dễ dàng tích bụi bẩn và vi khuẩn khiến chất lượng không khí trong nhà bị suy giảm.

Thảm và sofa hút nhiều bụi bẩn trong nhà 

1.6. Vệ sinh nhà cửa không thường xuyên 

Vệ sinh nhà cửa không thường xuyên dẫn đến chất lượng không khí trong nhà kém dần. Vệ sinh thường xuyên giúp giảm tránh bụi bẩn, ngăn ngừa vi sinh vật, vi khuẩn và nấm mốc phát triển, hạn chế sự tích tụ của khí độc trong không khí. Ngược lại, nhà cửa lâu ngày không vệ sinh dẫn đến sự sản sinh của vi khuẩn và bụi mịn trong không khí, khiến không khí bị ô nhiễm nặng nề. 

2. Những thiết bị hỗ trợ cải thiện không khí trong nhà bạn 

2.1. Cảm biến giúp đo lường chất lượng không khí trong nhà 

Sử dụng cảm biến cũng là một phương pháp hiệu quả giúp duy trì chất lượng không khí trong nhà ổn định. Cảm biến giúp bạn kiểm soát những chỉ số không khí trong nhà bạn để kịp thời đưa ra những giải pháp và truy tìm được những nguồn ô nhiễm trong không khí.

Cảm biến giúp kiểm soát chỉ số không khí 

2.2. Hệ thống thông gió giúp không khí lưu thông, không gian thoáng mát 

Thông gió cũng là một giải pháp hiệu quả cho ngôi nhà bạn. Thông gió cung cấp nguồn oxy dồi dào, tăng khả năng lưu thông không khí và giảm những mùi hôi khó chịu trong nhà bạn. Thông gió sử dụng hệ thống quạt và ống dẫn còn có khả năng loại bỏ bụi mịn, cân bằng độ ẩm trong không khí giúp nâng cao chất lượng không khí trong nhà bạn.

Hệ thống thông gió giúp duy trì không khí tươi trong nhà bạn 

2.3. Máy lọc không khí lọc sạch tác nhân gây ô nhiễm 

Máy lọc không khí là thiết bị hỗ trợ giúp duy trì trạng thái chất lượng không khí an toàn, thân thiện trong nhà bạn. Với công nghệ lọc đa màng, máy lọc không khí giúp loại bỏ bụi mịn, vi sinh vật, khí độc, các tác nhân gây ô nhiễm khác trong nhà bạn. 

Ngoài ra, một số máy lọc không khí còn tích hợp nhiều tính năng mới như cân bằng độ ẩm, đo chỉ số không khí và kết nối trực tiếp với wifi, bluetooth để tiện ích hơn trong quá trình sử dụng. 

Máy lọc không khí loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm trong nhà bạn 

2.4. Máy cấp ẩm giúp duy trì nền nhiệt an toàn cho nhà bạn 

Máy cấp ẩm giúp duy trì nền nhiệt an toàn, đảm bảo chất lượng không khí trong nhà bạn. Theo EPA, độ ẩm tiêu chuẩn vào khoảng từ 30 – 50%, đây là độ ẩm thích hợp để duy trì sức khỏe lành mạnh cho con người. Máy cấp ẩm giúp giảm tránh trường hợp không khí khô xảy ra (dưới 30%), cung cấp độ ẩm đầy đủ để bảo vệ sức khỏe, làn da và hạn chế các bệnh về đường hô hấp ở người. 

Máy cấp ẩm trong nhà bạn 

Chất lượng không khí trong nhà ngày càng suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và đời sống cá nhân. Hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm không chỉ giúp duy trì chất lượng không khí lành mạnh, bảo vệ sức khỏe con người mà còn giảm bớt gánh nặng kinh tế mọi nhà. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Kahn, Brian. “Are Gas Stoves Really Dangerous? What We Know about the Science.” The Guardian, 15 Jan. 2023, www.theguardian.com/environment/2023/jan/15/gas-stoves-pollution-alternatives#:~:text=Burning%20gas%20creates%20heat%2C%20which. Accessed 5 June 2023.

[2] —. “One in Eight Cases of Asthma in US Kids Caused by Gas Stove Pollution – Study.” The Guardian, 6 Jan. 2023, www.theguardian.com/environment/2023/jan/06/us-kids-asthma-gas-stove-pollution.

[3] Lebel, Eric D., et al. “Methane and NOx Emissions from Natural Gas Stoves, Cooktops, and Ovens in Residential Homes.” Environmental Science & Technology, vol. 56, no. 4, 27 Jan. 2022, https://doi.org/10.1021/acs.est.1c04707.

[4] Zhou, Guangbiao. “Tobacco, Air Pollution, Environmental Carcinogenesis, and Thoughts on Conquering Strategies of Lung Cancer.” Cancer Biology & Medicine, vol. 16, no. 4, 1 Nov. 2019, pp. 700–713, www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6936241/, https://doi.org/10.20892/j.issn.2095-3941.2019.0180.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top