​Tại sao chất lượng không khí tồi tệ hơn vào ban đêm?

Chất lượng không khí ngày càng suy giảm theo thời gian. Nhiều người cho rằng chất lượng không khí ban đêm tồi tệ hơn những khoảng thời gian khác trong ngày. Vậy có thực sự chất lượng không khí tồi tệ hơn vào ban đêm?

1. Thực trạng chất lượng không khí 

Theo Tổ chức Y tế WHO thống kê khoảng hơn 90% dân số đang hít phải không khí ô nhiễm. Chất lượng không khí ngày càng suy giảm và trở thành vấn đề toàn cầu cần phải đối mặt. Chất lượng không khí suy giảm đe dọa đến gần 7 triệu ca tử vong ở người (WHO).

Trung bình cứ 10 người thì có đến 9 người đang sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Và thực trạng này đang không ngừng gia tăng và chưa có dấu hiệu chậm lại. Chất lượng không khí suy giảm chủ yếu do các chất phát thải độc hại từ quá trình sản xuất, khu công nghiệp, giao thông vận tải, công trình xây dựng và hoạt động sinh hoạt của con người.

Khí đốt gây ô nhiễm không khí 

Chất lượng không khí suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gây ra những vấn đề về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là bệnh hen suyễn và tắc nghẽn phổi mãn tính COPD. Theo dữ liệu cung cấp của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới hiện đang mắc bệnh hen suyễn và tỷ lệ mắc bệnh này tăng 50% sau mỗi thập kỷ. 

Theo thống kê từ WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019 và gần 90% trường hợp tử vong do COPD ở những người dưới 70 tuổi xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và gia tăng chi phí về bệnh tật trên toàn cầu. Chất lượng không khí suy giảm  hủy hoại môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm mỏng tầng ozon bảo vệ Trái Đất, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và làm Trái đất nóng lên.

2. ​Tại sao chất lượng không khí tồi tệ hơn vào ban đêm?

Chất lượng không khí vào ban đêm thường tệ hơn so với ban ngày. Vào ban ngày, mặt trời đốt nóng mặt đất khiến không khí ẩm bốc lên hòa trộn với khí quyển giúp phân tán các chất ô nhiễm. 

Nhưng vào ban đêm, mặt đất nguội đi dẫn đến sự nghịch đảo nhiệt độ. Điều này khiến không khí gần mặt đất trở nên lạnh hơn không khí phía trên và giữ lại các chất ô nhiễm gần bề mặt.

Ngoài ra, vào ban đêm, không khí thường có ít gió hơn vì vào ban ngày mặt trời đốt nóng mặt đất làm không khí bốc lên tạo thành gió. Mặt khác, vào ban đêm, mặt đất nguội đi làm giảm tốc độ gió khiến các chất ô nhiễm khó phân tán và có xu hướng tích tụ và lắm xuống mặt đất. 

Chất lượng không khí vào ban đêm 

3. Rủi ro về sức khỏe khi chất lượng không khí suy giảm 

1. Bệnh hen suyễn 

Chất lượng không khí suy giảm gia tăng số lượng bệnh nhân mắc hen suyễn. Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Chất lượng không khí suy giảm khiến nồng độ ozone và các hạt vật chất trong không khí tăng cao, điều này là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở người. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đã mắc hen suyễn, ô nhiễm không khí sẽ làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn và cản trở quá trình điều trị dưỡng bệnh. 

Bệnh hen suyễn ở người già 

2. Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) 

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy (đờm) và thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt vật chất kích thích, thường là từ khói thuốc lá.

COPD là nguyên nhân hàng đầu thứ bảy gây ra tình trạng sức khỏe kém trên toàn thế giới (được đo bằng số năm sống điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật). Bệnh COPD không thể chữa khỏi nhưng các triệu chứng có thể cải thiện nếu không hút thuốc và tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong không gian sống. 

3. Ung thư phổi 

Chất lượng không khí suy giảm có thể dẫn đến ung thư phổi ở người các mô phổi đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với các chất gây ung thư trong không khí. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong không khí cũng là một trong những chất có thể gây ung thư.

Ô nhiễm không khí có thể gây ra ung thư phổi không phải bằng cách làm biến đổi DNA, mà bằng cách tạo ra một môi trường bị viêm nhiễm, khuyến khích sự phát triển của các tế bào với các đột biến dẫn đến ung thư hiện có. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xem xét tất cả các nghiên cứu khoa học hiện có và kết luận rằng các hạt vật chất gây ra ung thư phổi ở người và điều này đe dọa tỷ lệ tử vong cao diễn ra.

Ung thư phổi do tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí 

Chất lượng không khí có thể thay đổi tùy vào thời gian, thời điểm đó những tác động của môi trường, khí hậu và nhiệt độ xung quanh. Chất lượng không khí suy giảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở người và gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và kinh tế toàn khu vực.

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] “Air Quality at Night: Is It Worse or Better and Why? | Air Quality Tracker Airly | Air Quality Monitoring. Monitor in UK & Europe. Airly Data Platform and Monitors.” Airly.org, airly.org/en/why-is-air-quality-worse-at-night/. Accessed 8 June 2023.

[2] —. “Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD).” World Health Organization: WHO, 2023, www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/chronic-obstructive-pulmonary-disease-(copd).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top