4 khí phát thải gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự ô nhiễm môi trường trong nhà hoặc ngoài trời bởi bất kỳ tác nhân hóa học, vật lý hoặc sinh học nào làm thay đổi các đặc tính tự nhiên của khí quyển. Khí phát thải từ các khu công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí. Vậy những chất khí phát thải nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhất? 

Ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí được bắt nguồn từ quá trình rèn mài kim loại, vũ khí của người xưa. Ô nhiễm không khí làm thay đổi các thành phần tự nhiên vốn có và được thế chỗ bằng những chất khí độc hại, bụi mịn, vi sinh vật và những tác nhân tiêu cực có thể gây ô nhiễm khác. 

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023, chỉ có khoảng hơn 6.7% khu vực lãnh thổ trên thế giới đạt chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index) ở mức tiêu chuẩn và an toàn. Hầu như hơn 93% các lãnh thổ còn lại đều bị ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí ở những mức độ khác nhau.

Ô nhiễm không khí xảy ra phổ biến ở các khu vực đông dân và hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển. Hiện nay, thành phố sở hữu chất lượng không khí ô nhiễm nhất thế giới là Dammam, Ả Rập Saudi với trung bình nồng độ PM2.5 trong không khí đạt 124.11µg (cập nhật vào ngày 01.02.2023 theo Smart Air). 

Ô nhiễm không khí tác động không chỉ trực tiếp đến sức khỏe con người, làm mất cân bằng hệ sinh thái mà còn gây ra những thiệt hại kinh tế lớn cho khu vực và toàn cầu. 

Thực trạng ô nhiễm không khí 

Theo dữ liệu cung cấp của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới hiện đang mắc bệnh hen suyễn và tỷ lệ mắc bệnh này tăng 50% sau mỗi thập kỷ. Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới WHO thống kê mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí (tập trung nhiều vào trẻ em dưới 5 tuổi).

Ngoài ra, ô nhiễm không khí đã tiêu tốn 8.1 nghìn tỷ USD tương đương 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu cho các khoản chi phí về bệnh tật, kinh tế (Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới).

4 khí phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí

1. Carbon dioxide (CO2)

Carbon dioxide (CO2) là một trong những chất khí phát thải gây ô nhiễm không khí. Carbon dioxide là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử oxy.

Carbon dioxide thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả khí thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên men và sự hô hấp của tế bào.

Nguyên nhân tạo ra CO2 

Carbon dioxide là một loại khí nhà kính, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. CO2 được phát thải ra chủ yếu từ các khu công nghiệp gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. 

CO2 khiến gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí gây ra một số vấn đề về sức khỏe như khó thở, mệt mỏi, suy hô hấp mạn, kích thích hệ thần kinh thì sẽ khiến cho nhịp tim tăng nhanh và gây ra nhiều loại rối loạn khác. Nếu nồng độ khí CO2 tăng nhanh sẽ làm giảm sự tổng hợp protein ở cơ thể. 

2. Anhidrit sunfuro (SO2)

Lưu huỳnh dioxide (Anhidrit sunfuro) là một hợp chất hóa học với công thức SO2. Lưu huỳnh dioxide là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí, sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo môi trường rất đáng kể. SO2 thường được mô tả là “mùi hôi của lưu huỳnh bị đốt cháy”. 

Sulfur Dioxide là một trong những chất gây ô nhiễm không khí, để lại tác động lớn đối với sức khỏe con người. Chúng hình thành chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, khu công nghiệp. 

SO2 trong không khí 

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA, Sulfur Dioxide là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí thứ cấp phổ bin và có tính phản ứng cao. Khi SO2 tiếp xúc với các chất ô nhiễm khác, phản ứng sinh ra hợp chất mới có hại cho khí quyển, điển hình là hạt bụi mịn (PM). Ngoài ra, khi SO2 tác dụng với các oxit nitơ gây ra mưa axit.

SO2 khiến không khí bị ô nhiễm gây ra một số vấn đề sức khỏe tiêu cực ở người bao gồm kích ứng mũi, họng, phổi, ho khan, thở khò khè, căng tức lồng ngừng. Tuy nhiên, khí tiếp xúc với CO2 trong thời gian dài, phổi có thể bị giảm dung tích nghiêm trọng. 

Ngoài ra, sự phơi nhiễm SO2 trong ô nhiễm không khí còn tác động trực tiếp, tiêu cực đến môi trường tự nhiên khiến lá cây có thể bị bỏng hoặc cây không thể phát triển. Đồng thời, SO2  hoà trộn với độ ẩm của không khí, rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa axit.

3. Carbon monoxide (CO) 

Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi có thể là kết quả của quá trình đốt cháy không hoàn toàn bất kỳ vật liệu carbon nào. Nồng độ CO cơ bản trong máu được xác định bởi quá trình sản xuất khí nội sinh do quá trình dị hóa của huyết sắc tố và các hợp chất chứa heme khác ngoài việc hấp thụ nồng độ CO xung quanh thấp.

Các nguồn carbon monoxide chính trong nhà bao gồm khói thuốc lá, bếp ga và đèn hoa tiêu, bếp củi và lò sưởi, máy sưởi chạy bằng khí ga và dầu hỏa, xăng động cơ, đèn cắm trại và bếp lò, và nhà để xe gắn liền và lỗ thông hơi trên đường phố. Ngoài ra, sử dụng phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân sản sinh ra nồng độ CO lớn. 

CO xâm nhập vào không khí gây ô nhiễm không khí khiến sức khỏe con người bị đe dọa và gây giảm năng suất lao động ở người. Tiếp xúc với carbon monoxide (CO) trong thời gian ngắn có thể gây ra các triệu chứng cấp tính như nhức đầu, buồn nôn, yếu, đau thắt ngực, khó thở, mất ý thức, co giật và hôn mê.

Một nghiên cứu cho thấy mức nguy hiểm khi tiếp xúc lâu trong ô nhiễm không khí chứa thành phần CO cao là 17 công nhân nhà kho đã bị ngộ độc khí CO khi làm việc xung quanh một chiếc xe nâng chạy bằng nhiên liệu propan trong một nhà kho kín.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ngộ độc khí CO trong không khí gây ra hơn 3800 ca tử vong do tai nạn và tự sát mỗi năm, do đó khiến carbon monoxide trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ngộ độc. 

4. Nito dioxide (NO2)

Nito dioxide (NO2) là một chất gây ô nhiễm không khí ở dạng khí bao gồm nitơ và oxy và là một trong nhóm các khí liên quan được gọi là oxit nitơ, hay NOx. NO2 hình thành khi nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt hoặc dầu diesel được đốt cháy ở nhiệt độ cao. 

NO2 và các oxit nitơ khác trong không khí ngoài trời góp phần gây ô nhiễm hạt và các phản ứng hóa học tạo ra ozon. NO2 xâm nhập vào môi trường tự nhiên dẫn đến ô nhiễm không khí và gây ra một số vấn để sức khỏe bao gồm tăng viêm đường hô hấp, ho nặng hơn và thở khò khè, giảm chức năng phổi và tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn.

NO2 lan tỏa trong không khí 

Các chất phát thải là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí gây ra hiện tượng phơi nhiễm khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Alberts, W.Michael. “Indoor Air Pollution: NO, NO2, CO, and CO2.” Journal of Allergy and Clinical Immunology, vol. 94, no. 2, Aug. 1994, pp. 289–295, https://doi.org/10.1053/ai.1994.v94.a56007.

[2] Association, American Lung. “Nitrogen Dioxide.” Www.lung.org, www.lung.org/clean-air/outdoors/what-makes-air-unhealthy/nitrogen-dioxide#:~:text=NO2%20forms%20when%20fossil.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top