Tại sao số lượng phụ nữ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) lại nhiều hơn đàn ông?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một căn bệnh về đường hô hấp phổ biến và được coi là một “căn bệnh của đàn ông”. Thế nhưng, các báo cáo 50 năm trở lại đây đã cho thấy tỷtỉ lệ phụ nữ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhiều hơn so với đàn ông. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thực hư về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thường được gọi là COPD, là một nhóm các bệnh phổi tiến triển. Các bệnh này thường gặp nhất là khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Nhiều người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có cả hai tình trạng này.

Khí phế thũng từ từ phá hủy các túi khí trong phổi của bạn, làm cản trở luồng không khí đi ra ngoài. Viêm phế quản gây viêm và thu hẹp các ống phế quản, tạo điều kiện cho chất nhầy tích tụ.

Hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Ước tính có khoảng 30 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và có đến một nửa không biết rằng họ mắc bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể dẫn đến sự tiến triển nhanh hơn của bệnh, các vấn đề về tim và nhiễm trùng đường hô hấp. Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan về các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi.

Sự thật về tình trạng phụ nữ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhiều hơn đàn ông

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, khoảng 85 – 90 % các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có liên quan đến việc tiếp xúc với khói thuốc lá.

Trong khi cần có nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu lý do tại sao tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) tăng ở phụ nữ, việc thay đổi mô hình hút thuốc có thể đóng một vai trò nào đó.

Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở Hoa Kỳ, việc hút thuốc phần lớn chỉ giới hạn ở nam giới.

Vào những năm 1920, các công ty thuốc lá Mỹ bắt đầu tiếp thị sản phẩm của họ nhiều hơn cho phụ nữ. Từ đó, ngày càng có nhiều phụ nữ hút thuốc.

Mặc dù tỷ lệ hút thuốc ở nam giới vẫn cao hơn một chút so với nữ giới, tuy nhiên đối với mỗi điếu thuốc được hút, số lượng người bị suy giảm chức năng phổi dường như nhiều hơn đối với phụ nữ. Một giả thuyết cho rằng đó là do phổi của phụ nữ nhỏ hơn, nhưng có thể có rất nhiều yếu tố di truyền và sinh học khác cũng dẫn đến cách cơ thể phụ nữ phản ứng và chuyển hóa khói thuốc một cách khác nhau.

Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhiều hơn đàn ông

Nhìn chung, nhiều nghiên cứu đã cho thấy giới tính nữ có liên quan đến giảm chức năng phổi và dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các phát hiện có thể cho thấy sự khác biệt về giới tính trong độ nhạy cảm với các tác động gây hại cho phổi của việc hút thuốc lá, nhưng các giải thích thay thế cần được nghiên cứu thêm.

Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí ngoài trời và khói độc ở nhà hoặc nơi làm việc cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các loại bệnh phổi khác.

Cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Từ bỏ việc hút thuốc

Hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là do hút thuốc lá. Không bao giờ hút thuốc hoặc bỏ thuốc nếu bạn đang hút thuốc là những bước quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Biện pháp phòng ngừa này đặc biệt quan trọng nếu bạn có các thành viên trong gia đình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) khi còn trẻ (ở độ tuổi 30 hoặc 40).

Kiểm soát việc tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm không khí

Cố gắng tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với:

  • Khói thuốc
  • Bụi
  • Khói
  • Khói môi trường (chẳng hạn như khói từ đốt củi, than củi, tàn dư cây trồng)

Việc nhận biết các cảnh báo về ô nhiễm không khí và tránh các hoạt động ngoài trời khi chất lượng không khí đặc biệt kém và không tập thể dục ở những nơi có nhiều khói xe là thực sự cần thiết để hạn chế mắc COPD.

Hạn chế tiếp xúc với khói bụi để phòng tránh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp

Việc hạn chế tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp là cần thiết bởi chúng ta có thể bị lây nhiễm và phổi sẽ phát triển thành các bệnh như viêm phổi và viêm phế quản cấp tính. Hai bệnh này có thể tạo ra sẹo trong phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Sẹo sẽ khiến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) dễ dàng phát triển hơn. Tiêm phòng viêm phổi và tiêm phòng cúm hàng năm nếu bạn từ 65 tuổi trở lên hoặc có các yếu tố nguy cơ bị viêm phổi.

Xét nghiệm máu để xác định mức độ Alpha-1-Antitrypsin

Nếu ai đó trong gia đình bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhưng chưa bao giờ hút thuốc, hoặc phát triển bệnh khi còn nhỏ, bạn có thể bị khiếm khuyết di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên cân nhắc xét nghiệm máu để đo nồng độ alpha-1-antitrypsin. Đây là một loại protein quan trọng giúp bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương do viêm nhiễm.

Cho dù chưa có nhiều nghiên cứu chỉ rõ nguyên nhân tại sao, tuy nhiên số liệu thực tế đã chứng minh phụ nữ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhiều hơn đàn ông. Vì thế, chúng ta, đặc biệt là những người phụ nữ không nên bàng quan trước những nguy cơ gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bằng cách bỏ hút thuốc và hít thở không khí sạch, bạn có thể giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo:

https://www.atsjournals.org/doi/10.1164/rccm.201512-2379ED

https://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=19328

https://thorax.bmj.com/content/65/6/480

https://www.healthline.com/health/copd

https://www.healthline.com/health-news/why-more-women-than-men-are-getting-copd

Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về không khí tại đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top