12 loại thực phẩm giúp bạn cải thiện chức năng phổi

Mức độ ô nhiễm không khí trên các quốc gia hiện nay đang ngày càng nghiêm trọng, điều này gây ra các triệu chứng ngắn hạn về đường hô hấp, làm suy giảm các chức năng của phổi. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra một chế độ ăn dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện đáng kể chức năng phổi và làm suy giảm các triệu chứng của các bệnh về phổi. Hãy cùng tìm hiểu các loại thực phẩm dinh dưỡng đấy là gì trong bài viết dưới đây.

1. Củ dền

Rễ và màu xanh của củ dền chứa các hợp chất giúp tối ưu hóa chức năng của phổi.

Củ dền rất giàu nitrat, đã được chứng minh là có lợi cho chức năng phổi. Nitrat giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp và tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy.

Củ dền chứa các hợp chất giúp tối ưu hóa chức năng của phổi

Các chất bổ sung từ củ dền đã được chứng minh là giúp cải thiện hoạt động thể chất và chức năng phổi ở những người mắc các bệnh về phổi, bao gồm COPD và tăng huyết áp phổi.

Ngoài ra, củ dền còn chứa nhiều magie, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid – tất cả đều rất cần thiết cho sức khỏe của phổi.

2. Ớt ngọt

Ớt ngọt là một trong những nguồn giàu vitamin C và là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể, đặc biệt tốt trong việc cải thiện chức năng hoạt động của phổi.

Bổ sung đủ vitamin C rất quan trọng, đặc biệt đối với những người hút thuốc lá. Trên thực tế, do tác hại của khói thuốc lá đối với các kho dự trữ chất chống oxy hóa của cơ thể, những người hút thuốc nên tiêu thụ thêm 35 mg vitamin C mỗi ngày.

Ớt ngọt chứa rất nhiều vitamin giúp bảo vệ phổi

Việc tiêu thụ một quả ớt đỏ ngọt cỡ trung bình (119 gram) giúp cung cấp 169% lượng vitamin C (lượng được khuyến nghị).

3. Táo

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên ăn táo có thể giúp thúc đẩy chức năng phổi.

Các nghiên cứu cho thấy ăn táo giúp quá trình suy giảm chức năng phổi chậm hơn ở những người đã từng hút thuốc. Ngoài ra, tiêu thụ năm quả táo trở lên mỗi tuần có liên quan đến chức năng phổi tốt hơn và giảm nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

Ăn táo cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi. Điều này có thể là do nồng độ cao của chất chống oxy hóa trong táo, bao gồm cả flavonoid và vitamin C.

4. Bí đỏ

Bí ngô chứa nhiều hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe cho phổi. Chúng đặc biệt giàu carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin – tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh.

Các nghiên cứu cho thấy rằng có nồng độ carotenoid – chất dinh dưỡng chủ yếu trong bí đỏ nếu duy trì trong máu cao có liên quan đến chức năng phổi tốt hơn, ở cả dân số già và trẻ.

Bí ngô chứa nhiều hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe cho phổi

Những người hút thuốc có nồng độ chất chống oxy hóa carotenoid thấp hơn 25% so với những người không hút thuốc, điều này có thể gây hại cho sức khỏe của phổi. Vì thế, thực phẩm giàu carotenoid hơn như bí ngô có thể giúp cải thiện chức năng phổi một cách đáng kể cho những người hút thuốc.

5. Củ nghệ

Củ nghệ thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tổng thể do tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Curcumin, thành phần hoạt động chính trong nghệ, có thể đặc biệt có lợi cho việc hỗ trợ chức năng phổi.

Curcumin trong nghệ có lợi cho việc hỗ trợ chức năng phổi

Một nghiên cứu ở 2.478 người cho thấy lượng curcumin tiêu thụ có liên quan đến việc cải thiện chức năng phổi. Thêm vào đó, chức năng phổi của những người hút thuốc có lượng curcumin cao lớn hơn đáng kể (9.2%) so với những người hút thuốc có lượng curcumin thấp.

6. Cà chua

Cà chua và các sản phẩm từ cà chua là một trong những nguồn thực phẩm giàu lycopene, một chất chống oxy hóa carotenoid có lợi trong việc cải thiện sức khỏe của phổi.

Tiêu thụ các sản phẩm cà chua đã được chứng minh là làm giảm viêm đường thở ở những người bị bệnh hen suyễn và cải thiện chức năng phổi ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

​​Cà chua là thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe của phổi

Một nghiên cứu năm 2019 trên 105 người mắc bệnh hen suyễn đã chứng minh rằng chế độ ăn chứa nhiều cà chua liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát kém. 

7. Việt quất

Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm bảo vệ và duy trì chức năng phổi.

Quả việt quất là một nguồn giàu anthocyanins, bao gồm malvidin, cyanidin, peonidin, delphinidin và petunidin. Anthocyanins là sắc tố mạnh mẽ đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.

Một nghiên cứu trên 839 cựu chiến binh đã phát hiện ra rằng ăn việt quất giúp làm chậm tốc độ suy giảm chức năng phổi lên đến 38% so với ăn ít hoặc không ăn việt quất.

8. Trà xanh

Trà xanh là một loại nước giải khát có nhiều tác dụng ấn tượng đối với sức khỏe. Epigallocatechin gallate (EGCG) là một catechin tập trung trong trà xanh. EGCG có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự xơ hóa hoặc sẹo của các mô.

Trà xanh giúp phòng tránh bệnh xơ phổi

Xơ phổi là một bệnh đặc trưng bởi sẹo mô phổi tiến triển sẽ ảnh hưởng đến chức năng phổi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng EGCG có thể giúp điều trị bệnh này.

9. Bắp cải đỏ/tím

Bắp cải đỏ là một nguồn cung cấp anthocyanins dồi dào. Việc hấp thụ anthocyanin giúp giảm tình trạng chức năng phổi bị suy giảm. Hơn nữa, bắp cải chứa nhiều chất xơ. Các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều chất xơ có chức năng phổi tốt hơn những người tiêu thụ ít chất xơ.

Bắp cải đỏ chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện chức năng phổi

10. Dầu Olive

Tiêu thụ dầu olive có thể giúp bảo vệ sức khỏe khỏi các trạng thái hô hấp như hen suyễn. Dầu olive là một nguồn tập trung các chất chống oxy hóa, bao gồm polyphenol và vitamin E.

Dầu olive có lợi cho chức năng phổi

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn nhiều dầu olive ít có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hơn những người ít ăn dầu olive. Hơn nữa, dầu olive đã được chứng minh có lợi cho chức năng phổi ở những người hút thuốc, cũng như những người bị COPD.

11. Hàu

Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của phổi, bao gồm kẽm, selen, vitamin B và đồng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có lượng selen và đồng trong máu cao hơn có chức năng phổi tốt hơn, so với những người có các chất dinh dưỡng này ở mức thấp hơn.

Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của phổi

Hút thuốc làm cạn kiệt một số vitamin B, bao gồm cả vitamin B12 – loại vitamin tập trung trong hàu. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng lượng kẽm cao trong cơ thể có thể giúp bảo vệ những người hút thuốc khỏi việc hình thành bệnh COPD.

Xem thêm: Chứng hụt hơi và những điều bạn cần biết

12. Sữa chua

​​Sữa chua rất giàu canxi, kali, phốt pho và selen. Theo nghiên cứu, những chất dinh dưỡng này có thể giúp tăng cường chức năng phổi và bảo vệ khỏi nguy cơ COPD.

Sữa chua giúp tăng cường chức năng phổi

Một nghiên cứu ở người trưởng thành Nhật Bản cho thấy hấp thụ lượng canxi, phốt pho, kali và selen cao giúp cải thiện chức năng phổi, và những người có lượng canxi cao sẽ giảm 35% nguy cơ mắc COPD.

Ớt ngọt, cà chua, dầu ô liu, hàu, quả việt quất và bí ngô là một số ví dụ về thực phẩm đã được chứng minh là có lợi cho chức năng phổi. Kết hợp chế độ ăn của bạn với những thực phẩm trên để là một cách hiệu quả để hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe của phổi.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/lung-cleansing-foods#5.-Turmeric

Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về không khí tại đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top