Sự thay đổi về chất lượng không khí tác động đến sức khỏe tinh thần

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng cứ 10 người trên toàn thế giới thì có 9 người hít phải không khí bị ô nhiễm và việc tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra 7 triệu ca tử vong hàng năm. Vậy ngoài sức khỏe thể chất, sự thay đổi về chất lượng không khí tác động có tác động đến sức khỏe tinh thần? 

1. Thực trạng chất lượng không khí

Chất lượng không khí bị suy giảm nặng nề, những thành phần tự nhiên trong không khí được thay thế bởi khói bụi, khí độc, chất gây ô nhiễm. Không khí bị pha trộn bởi những tạp chất độc hại có nguy cơ dẫn đến tử vong cao ở người.

Ô nhiễm không khí xuất hiện từ thời xa xưa trong quá trình rèn mài vũ khí để sử dụng và trao đổi. Ngày nay, ô nhiễm không khí xuất hiện phổ biến ở hầu hết các khu vực, lãnh thổ. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng không khí bị suy giảm đến từ quá trình công nghiệp hóa, xây dựng, giao thông vận tải và hoạt động sinh hoạt của con người.

Ô nhiễm không khí xảy ra trong quá trình đun nấu 

Chất lượng không khí kém là nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và mưa axit, ảnh hưởng đến quá trình nông – lâm – ngư nghiệp gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người dân. Ô nhiễm không khí không chỉ tác động đến môi trường mà còn đe dọa sức khỏe thể chất và tinh thần ở người. 

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn đến 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm và gia tăng các bệnh về rối loạn tâm thần như trầm cảm, mất trí nhớ, tổn thương não, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý tiêu cực ở người. 

2. Sự thay đổi về chất lượng không khí tác động đến sức khỏe tinh thần như thế nào? 

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health NIH) ghi nhận rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên địa bàn thế giới. Vậy sự thay đổi về chất lượng không khí tác động đến sức khỏe tinh thần như thế nào? 

2.1. Ô nhiễm không khí gia tăng sự lo lắng, mệt mỏi ở người

Ô nhiễm không khí gia tăng sự lo lắng, mệt mỏi ở người. Sự phơi nhiễm các chất độc hại và khói bụi dày đặc (PM2.5) dẫn đến cảm giác chán nản, mệt mỏi của mọi người khiến công việc kém hiệu quả và năng suất thấp.

Chất lượng không khí bị ảnh hưởng tiêu cực tạo điều kiện nấm mốc phát triển gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi và ngột ngạt ở người. Nấm mốc phát triển khắp nơi, vi sinh vật xuất hiện mọi ngóc ngách trong căn nhà bạn khiến không khí trở nên bí bách, thiếu sức sống và trong trạng thái uể oải, không muốn làm việc. 

Một nghiên cứu được thu thập dữ liệu từ 246 cảnh sát giao thông cho thấy tiếp xúc trực tiếp với PM10 và O3 dẫn đến mệt mỏi về tinh thần và thể chất khiến năng suất lao động giảm. Đồng thời tiếp xúc với  SO2, CO và NO2 trong thời gian làm tăng mức độ khó chịu, bức bối ở người. 

2.2. Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến bệnh trầm cảm

Chất lượng không khí suy giảm là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở người. Theo nghiên cứu về “Tác động của ô nhiễm không khí đối với trầm cảm” kết luận rằng các hạt vật chất gây viêm nhiễm và stress oxy hóa trong não có thể dẫn đến biểu hiện của bệnh trầm cảm.

Theo dữ liệu từ Trung Quốc được công bố vào năm 2018, cứ mỗi độ lệch chuẩn của hạt vật chất tăng lên so với nồng độ PM2.5 trung bình sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tâm thần (bao gồm trầm cảm) lên 6,67%, tương đương với chi phí y tế hàng năm là 22,88 tỷ USD.

Mệt mỏi kéo dài do ô nhiễm không khí 

2.3. Ô nhiễm không khí gây mất tập trung trong quá trình làm việc, học tập 

Ô nhiễm không khí gây mất tập trung trong quá trình làm việc và học tập ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và điểm số. Chất lượng không khí suy giảm xuất hiện các chất độc hại xâm nhập trực tiếp vào phòng học, văn phòng gây cảm giác chán nản, mất tập trung cao. 

Một nghiên cứu ở Israel đã phân tích dữ liệu từ 400.000 sinh viên tham gia một kỳ thi cụ thể để xem ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến kết quả điểm số học sinh. Kết quả là một lần tăng độ lệch chuẩn trong PM2.5 có liên quan đến việc điểm thi của học sinh giảm 3,9% so với độ lệch chuẩn.

Chất lượng không khí ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên 

Environmental Research Letters đã thực hiện một nghiên cứu với khoảng 300 nhân viên văn phòng với nhiều quốc tịch khác nhau nhằm đánh giá năng suất dựa trên việc làm bài kiểm tra dưới điều kiện không khí trong nhà thay đổi. Kết quả cho thấy, thời gian phản hồi trong bài kiểm tra chậm hơn khi mức PM2.5 và CO2 tăng lên. 

2.4. Ô nhiễm không khí làm giảm trí nhớ, gia tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer  

Chất lượng không khí kém làm giảm trí nhớ, gia tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer. Alzheimer là bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, rối loạn não bộ về suy nghĩ và hành vi. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60% đến 80% trong những bệnh làm suy giảm trí nhớ. Theo NIH, bệnh Alzheimer đứng thứ bảy trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ và là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi.

Bệnh nhân mắc hội chứng Alzheimer  

Theo nghiên cứu “Ô nhiễm không khí, stress oxy hóa và bệnh Alzheimer” khẳng định PM tiếp cận hệ thống thần kinh trung ương gây giảm trí nhớ, tăng khả năng mắc hội chứng Alzheimer và tổn thương não bộ. Ngoài ra, phơi nhiễm ozon độc hại trong không khí gây oxy hóa mạnh làm tăng trạng thái căng thẳng, stress ở hệ thống não bộ và giảm trí nhớ.

Một nghiên cứu khác cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 cực nhỏ có liên quan đến các tác động gây độc thần kinh, bao gồm những thay đổi về thể tích và cấu trúc não làm  giảm khả năng nhận thức, tư duy ở người. 

3. 3 giải pháp cải thiện chất lượng không khí tại nhà bạn 

Chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến môi trường, khí hậu mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Để phòng tránh sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, dưới đây là một số giải pháp giúp cải thiện thiện chất lượng không khí nhà bạn. 

3.1. Đo lường chất lượng không khí tại nhà

Đo lường không khí thường xuyên giúp nắm rõ được thực trạng chất lượng không khí trong nhà bạn. Kiểm soát được những chỉ số không khí trong nhà giúp bạn dễ dàng tìm ra được những nguồn phát sinh và đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời.

3.2. Kiểm soát và hạn chế nguồn ô nhiễm tại nhà

Vi khuẩn, bụi bẩn, vi sinh vật, đặc biệt là nấm mốc có thể xuất hiện trong nhà bạn bất cứ lúc nào. Việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm giúp hạn chế sự sản sinh của những chất độc hại, ngăn cản được sự phơi nhiễm khí độc trong nhà bạn. 

3.3. Loại bỏ nguồn ô nhiễm tại nhà

Chất lượng không khí trong nhà sẽ khó cải thiện tốt nếu các nguồn gây ô nhiễm không được loại bỏ chặt chẽ. Các nguồn gây ô nhiễm trong nhà bao gồm hoạt động nấu nướng, sự tích tụ vi khuẩn ở các đồ vật dễ thấm hút (thảm, sofa, rèm cửa) hoặc trong các thiết bị công nghệ hiện đại.

Bạn có thể tham khảo loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm bằng cách sử dụng hệ thống thông gió hoặc lọc không khí để tạo điều kiện không khí sạch lưu thông trong nhà. Đồng thời, giải pháp này có thể giảm tình trạng nấm mốc phát triển, gây mất thẩm mỹ và suy giảm tình trạng sức khỏe ở người. 

Đảm bảo chất lượng không khí trong nhà bạn 

Ô nhiễm không khí là thực trạng phổ biến ở tất cả các khu vực, lãnh thổ. Ô nhiễm không khí khiến chất lượng đời sống bị suy giảm, sức khỏe không ổn định và môi trường sống kém lành mạnh. Bởi vậy, việc duy trì chất lượng không khí trong lành đóng vai trò rất quan trọng đối với con người, môi trường và xã hội. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Moulton, Paula Valencia, and Wei Yang. “Air Pollution, Oxidative Stress, and Alzheimer’s Disease.” Journal of Environmental and Public Health, 2012, www.hindawi.com/journals/jeph/2012/472751/.

[2]—. “Better Air Quality Improves Student Test Scores.” Smart Air, 13 Feb. 2023, smartairfilters.com/en/blog/better-air-quality-improves-student-test-scores/.

[3] Wargocki, Pawel, and David P. Wyon. “Ten Questions Concerning Thermal and Indoor Air Quality Effects on the Performance of Office Work and Schoolwork.” Building and Environment, vol. 112, Feb. 2017, pp. 359–366, www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0360132316304449, https://doi.org/10.1016/j.buildenv.2016.11.020.

[4] Cedeño Laurent, Jose Guillermo, et al. “Associations between Acute Exposures to PM2.5 and Carbon Dioxide Indoors and Cognitive Function in Office Workers: A Multicountry Longitudinal Prospective Observational Study.” Environmental Research Letters, vol. 16, no. 9, 1 Sept. 2021, p. 094047, https://doi.org/10.1088/1748-9326/ac1bd8.

[5] Ali, Naureen A., and Adeel Khoja. “Growing Evidence for the Impact of Air Pollution on Depression.” Ochsner Journal, vol. 19, no. 1, 2019, pp. 4–4, https://doi.org/10.31486/toj.19.0011.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top