Mối liên hệ giữa trầm cảm và ô nhiễm không khí

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính có khoảng 3,8% dân số bị trầm cảm, bao gồm 5% người trưởng thành (4% ở nam giới và 6% ở nữ giới) và 5,7% người lớn trên 60 tuổi. Trầm cảm xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gia đình, bạn bè, học tập, môi trường, thậm chí là từ ô nhiễm môi trường. Vậy mối liên hệ giữa trầm cảm và ô nhiễm không khí là gì? 

1. Ô nhiễm không khí và bệnh trầm cảm

1.1. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi tính chất không khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí ban đầu. Lúc này, không khí xuất hiện những chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý, hoá vốn có.  

WHO thống kê có 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm nito dioxit (NOx); lưu huỳnh oxit (SOx); cacbon monoxit (CO); chì (Pb); ozon tầng bình lưu (O3); vật chất dạng hạt (PM).

Nguyên nhân dẫn đến chất lượng không khí suy giảm mạnh 

Ô nhiễm không khí xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm nguyên nhân tự nhiên (bụi, cháy rừng, núi lửa, chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển) và nguyên nhân nhân tạo (quá trình công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, vui chơi, giải trí và hoạt động giao thông vận tải).

Chất lượng không khí suy giảm mạnh, trung bình 10 người có đến 9 người hít thở bầu không khí không lành mạnh (WHO). Đặc biệt, ô nhiễm nghiêm trọng xảy ra ở các vùng gần khu công nghiệp, giao thông vận hành dày đặc và diễn ra nhiều hoạt động xã hội khác nhau như du lịch, nghỉ dưỡng.

Không khí ô nhiễm là nguyên nhân gây ra hơn 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trong đó có khoảng gần 4 triệu ca do ô nhiễm không khí trong nhà (WHO). WHO thống kê mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí (tập trung nhiều vào trẻ em dưới 5 tuổi). 

Không những vậy ô nhiễm không khí còn tác động đến tâm lý ở người, gây ra chứng rối loạn tâm lý, trầm cảm, suy nghĩ nhiều, tổn thương não bộ và trí nhớ suy giảm. 

Ô nhiễm không khí gây trầm cảm ở người  

1.2. Bệnh trầm cảm 

Trầm cảm là một trong những chứng bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Trầm cảm là dạng bệnh lý thuộc về cảm xúc và được biểu hiện thông qua quá trình ức chế các hoạt động của tâm thần. 

Trầm cảm được nhận biết qua một số dấu hiệu phổ biến bao gồm khí sắc trầm hơn, không còn quan tâm và thích thú bất cứ thứ gì, năng lượng bị sụt giảm khiến cơ thể mệt mỏi, ít hoạt động hơn và thường kéo dài ít nhất 2 tuần. Ngoài ra, suy giảm sự tập trung, thiếu sự tự tin và lòng tự trọng, luôn cảm thấy tội lỗi, có xu hướng bi quan với mọi thứ, có suy nghĩ đến những hành vi tổn thương cho cơ thể, ăn không ngon miệng cũng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. 

Trầm cảm do stress, lo âu 

Nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm có thể do căng thẳng, áp lực nhiều phía như gia đình, công việc, tình yêu hoặc sự ra đi đột ngột của ai đó. Thông thường, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn nam giới.

Trầm cảm có 4 giai đoạn, các giai đoạn sẽ được phân loại dựa vào những yếu tố như triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện mỗi ngày.

Trầm cảm dẫn đến khả năng tập trung suy giảm, ảnh hưởng hưởng đến quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc. Trầm cảm có thể gây ra các biến chứng bao gồm lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, chất kích thích khác), gia tăng sự lo âu, tự cô lập xã hội, dễ sản sinh xung đột và thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tự tử ở người. 

2. Ô nhiễm không khí có mối quan hệ gì bệnh trầm cảm? 

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gia tăng các triệu chứng và khả năng mắc bệnh trầm cảm ở người. Một nghiên cứu mới về những người trưởng thành sống ở London cho thấy rằng việc tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí dạng hạt cao hơn làm tăng gần gấp đôi tỷ lệ mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo lắng. 

Nitrogen dioxide, một chất khiến chất lượng không khí giảm mạnh do động cơ đốt trong tạo ra, cũng có liên quan đến việc gia tăng 39% các rối loạn sức khỏe tâm thần dẫn đến trầm cảm ở người. 

Ô nhiễm PM2.5 có liên quan đến nhiều tác động bất lợi bao gồm các bệnh về tim mạch, hô hấp và chuyển hóa cũng như rối loạn cảm xúc, trầm cảm. Một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa PM2.5 và bệnh trầm cảm được ở Trung Quốc cho thấy sự gia tăng phơi nhiễm PM2.5 có liên quan đến trầm cảm, các triệu chứng cảm xúc và ý định tự tử hoặc lo lắng tăng cao. 

Phơi nhiễm PM2.5 hình thành lớp sương dày trong không khí 

Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu năm 2019 về “Ô nhiễm không khí xung quanh và trầm cảm” nhận thấy tiếp xúc ngắn hạn với NO2 có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm gia tăng. Đồng thời điều này làm tăng số lượng các ca tự tử do trầm cảm trên thế giới. 

3. 3 giải pháp cải thiện sức khỏe tinh thần từ ô nhiễm không khí

3.1. Giữ không gian thoáng mát, thư giãn

Một trong những giải pháp giúp cải thiện sức khỏe tinh thần từ ô nhiễm không khí là giữ không gian thoáng mát, thư giãn. Không gian thoáng mát, được vệ sinh sạch sẽ ngăn cản sự sản sinh của ổ vi khuẩn và sự tích tụ bụi bẩn. Điều này tạo không gian lành mạnh cho bệnh nhân mắc trầm cảm và giảm những mối lo lắng, lo âu về chất lượng không khí cho mọi nhà. 

Không gian thoáng mát, thư giãn 

3.2. Hạn chế sử dụng các chất tạo mùi nguy hiểm 

Sử dụng các chất tạo mùi trong không gian sống là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần. Các chất tạo mùi thường chứa VOC độc hại và các tạp chất hóa học khác. Sự phơi nhiễm VOC trong không khí gây trầm trọng các bệnh trầm cảm ở người bởi gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, không gian bí bách, thiếu sức sống và giảm ham muốn về công việc, học tập. 

3.3. Ngăn cản sự sản sinh của nấm mốc trong nhà 

Ngăn cản sự sản sinh của nấm mốc để duy trì chất lượng không khí trong nhà bạn và giảm gánh nặng bệnh tật cho người mắc trầm cảm. Bệnh trầm cảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không gian bị ô nhiễm ẩm mốc.

Những mảng mốc đen thường xuất hiện trên tường nhà, ngóc ngách chứa nhiều độ ẩm như nhà bếp, nhà tắm hoặc thậm chí tồn tại nấm mốc trong những dụng cụ đựng thực phẩm. Điều này khiến cảm xúc bị rối loạn, lo âu, choáng ngợp gia tăng nguy cơ trầm cảm cao.

Nấm mốc phát triển gây lo âu, mệt mỏi 

Ô nhiễm không khí ngày ngày càng đe dọa sức khỏe con người về mặt thể chất lẫn tinh thần. Chất lượng không khí suy giảm làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở người, giảm trí nhớ, tổn thương não bộ, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tự tử gia tăng cao. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Fan, Shu-Jun, et al. “Ambient Air Pollution and Depression: A Systematic Review with Meta-Analysis up to 2019.” The Science of the Total Environment, vol. 701, 20 Jan. 2020, p. 134721, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31715478/, https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2019.134721.

[2] Chu, Chen, et al. “Ambient PM2.5 Caused Depressive-like Responses through Nrf2/NLRP3 Signaling Pathway Modulating Inflammation.” Journal of Hazardous Materials, vol. 369, 5 May 2019, pp. 180–190, www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0304389419301529, https://doi.org/10.1016/j.jhazmat.2019.02.026. Accessed 2 June 2023.

[3] “Small Increases in Air Pollution Linked to Rise in Depression, Finds Study.” The Guardian, 24 Oct. 2020, www.theguardian.com/environment/2020/oct/24/small-increases-in-air-pollution-linked-to-rise-in-depression-finds-study.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top